Cây ban công - sân thượng, Cây hoa hồng

Cách trồng hoa hồng trong chậu – Lý tưởng cho sân thượng nhiều nắng

kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu

Hoa hồng là một trong những loài hoa được hầu hết mọi người ưa chuộng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở khu vực thành phố thường băn khoăn khi trồng hoa hồng vì không gian trống ít, sợ không đủ chỗ để trồng.  Một lựa chọn tối ưu là trồng hoa hồng trong các chậu, giúp bạn tận dụng tối đa không gian trên ban công hoặc sân vườn, bạn vừa có hoa ngắm mỗi sáng mà không sợ bị chiếm diện tích. Trồng trong chậu cũng giúp bạn kiểm soát tốt hơn mức độ ẩm và khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn đang loay hoay trồng hoa hồng trong chậu thế nào, đây sẽ bài viết hữu ích cho bạn!

Chọn loại chậu tốt nhất cho hoa hồng trong chậu – Cách trồng hoa hồng trong chậu

Bắt đầu vườn hoa hồng trong chậu của bạn ngay bằng cách chọn chậu tốt nhất:

1. Kích thước chậu

Khi nói đến việc chọn một chậu để làm trồng hoa hồng trong chậu, vấn đề kích thước cực kì quan trọng.

Hoa hồng có hệ thống rễ chùm, ăn nông và lan rộng và nó kích thước tiêu chuẩn nên được trồng trong chậu có kích thước phù hợp với cây. Chậu phải đủ lớn để chứa bộ rễ của cây, cộng với chỗ cho sự phát triển sau này. Một chậu lớn, phù hợp với cây cũng chứa được nhiều thể tích đất hơn và giữ ẩm tốt hơn so với chậu nhỏ, điều đó có nghĩa là bạn ít tưới nước hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên chọn chậu quá to so với cây, vì đất nhiều có thể giữ dư nước dư phân mà cây cần. Đồng thời làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ của cả khu vườn. Một cây nhỏ trồng trong một chiếc chậu quá lớn thậtt kỳ lạ phải không nào?

2. Nguyên liệu của chậu

Bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn chậu có thể được sử dụng để trồng hoa hồng. Nhựa và vật liệu composite là phổ biến vì chúng nhẹ và có nhiều màu sắc và kích cỡ. Chậu Monrovia là loại chậu rất được chọn lựa hàng đầu bởi những người trồng hồng trong chậu. Chậu có nhiều kích thước với thiết kế đơn giản nhưng hết sức độc đáo. Chậu có độ bền cao và trọng lượng khá nhẹ, dễ dàng vận chuyển.

Chậu đất nung là một lựa chọn cổ điển có sức hấp dẫn tự nhiên, nhưng nó cũng là một vật liệu xốp và khô nhanh chóng. Đòi hỏi bạn cần phải chăm sóc và theo dõi kỹ để tưới nước nhiều hơn. Để có được vẻ ngoài tự nhiên của đất sét, nhưng với khả năng giữ nước được cải thiện. Hãy chọn một chậu sành sứ rất đẹp, có nhiều màu sắc, đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng và không xốp nên chúng không bị khô quá nhanh.

Chậu xi măng nghệ thuật cũng là một lựa chọn thú vị cho những ai yêu thích vẻ đẹp sơ khai tuy nhiên loại chậu này hơi nặng.

Xem thêm về: Ưu và nhược điểm các loại chậu trồng hoa hồng

3. Thoát nước

Thoát nước tốt là điều cần thiết khi trồng cây trong chậu nói chung và hoa hồng nói riêng. Nếu đất quá ướt, rễ sẽ bị thối. Hãy tìm một cái chậu có lỗ thoát nước ở phía dưới. Nếu chậu của bạn chọn không có hệ thống thoát nước, hãy tự thêm một số lỗ bằng máy khoan hoặc chọn một chậu khác. 

cách trồng hoa hồng trong chậu
cách trồng hoa hồng trong chậu
cách trồng hoa hồng trong chậu

Chọn hoa hồng tốt nhất để làm vườn hoa hồng –  Cách trồng hoa hồng trong chậu

Hoa hồng tốt nhất cho chậu là hoa hồng thu nhỏ và cây bụi. Nếu trồng hồng leo bạn hãy làm cho chúng một giàn leo hay giá đỡ nhé!

Những cây hoa hồng bụi sẽ dễ chăm hơn những cây leo. Chúng được chăm sóc tối thiểu, hoa hồng cây bụi kháng bệnh được nhân giống để trở nên cứng và nở lâu để bạn có thể tận hưởng tháng hoa hồng đẹp. Thêm vào đó, những bông hồng này được trồng trên rễ của chính họ. Điều đó có nghĩa là cây có sức sống mạnh mẽ  hơn so với hoa hồng ghép truyền thống. 

Những hồng leo pháp sẽ khó tròng và chăm sóc hơn so với những giống hồng leo bản địa. Những giống cây hoa hồng bản địa Việt Nam:
  • Hồng cổ Sapa
  • Hồng cổ Vân Khôi,
  • Hoa hồng đào cổ
  • hồng leo tầm xuân,
  • Hồng leo cổ Hải Phòng
  • Hồng leo tầm xuân trắng cánh đơn
  • Hoa hồng Bạch Nam Định hay còn gọi là bạch ho
  • Hoa hồng bạch cổ hay bạch xếp
  • Hoa hồng quế
  • Hoa hồng nhung – Hoa hồng cổ bông lớn
  • Hoa Hồng phấn Nữ Hoàng
  • Hoa hồng leo tường vy
  • Hoa hồng tầm xuân Bắc

Tại sao nên lựa chọn hồng bản địa?

Hoa hồng cổ Việt Nam cũng  đa dạng như hồng ngoại. Hồng bản địa, kích thước bông to, nhỏ, dạng bông đơn, bông chùm hay dạng leo hoặc cây bụi để lựa chọn và đã thích hợp với khí hậu của nước ta. Dáng cây đẹp, lá cây cũng xanh quanh năm, hoa nở liên tục, cây sai hoa và có hương thơm.

Mẹo: Nếu mới học trồng,bạn nên chọn các giống hồng cổ thuần Việt như hồng cổ Sa Pa, hồng cổ Vân Khôi, hồng cổ Hải Phòng, hồng chùm son, hồng đổi màu, hồng leo tường vi,…

Đặc điểm nổi trội của hồng bản địa:
  • Cây khỏe mạnh, phát triển nhanh
  • Chịu được mọi điều kiện khắc nghiệt của khí hậu Việt Nam: mùa hè quá nóng, mùa đông quá lạnh.
  • Cây không bị thoái hóa do giống thuần thích nghi lâu dài, trồng được trên toàn quốc. Cây có khả năng kháng bệnh tốt, trồng càng cây càng sai hoa.

Lưu ý:  Gốc hồng có giá khá rẻ nhưng không phải là một lựa chọn tốt. Gốc hồng hay còn gọi là gốc hồng già, hồng thải. Những gốc này đem về có tỉ lệ sống thấp. Nếu sau khi trồng có sống sẽ không cho bông đẹp và năng suất hoa kém. Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi mua làm giống.

chăm sóc hoa hồng trồng chậu

Cách trồng hoa hồng trong chậu

Bây giờ bạn đã tìm thấy hoa hồng hoàn hảo và chọn chậu của bạn, đã đến lúc trồng! Bắt đầu bằng cách chuẩn bị giá thể:

Chuẩn bị hỗn hợp giá thể thích hợp

Có một sự cân bằng cần được duy trì khi bạn trồng hoa hồng (hoặc bất kỳ loại cây nào khác) trong chậu. Giá thể cần thoát nước tốt để giảm khả năng bị úng đồng thời cũng phải giữ ẩm. Nhưng giá thể thoát nước quá nhanh sẽ bị khô trước khi rễ cây kịp hút ẩm. Và đất với tỉ lệ chất hữu cơ quá cao có thể bị nặng, bí, khó thoát nước dễ gây thối rữa.

Bạn có thể tự trộn hỗn hợp đất trồng hoa hồng trong chậu theo công thức

5 phần giá thể trồng cây đa dụng + 2 phần phân Compost hữu cơ (từ lá cây khô, vỏ hạt, rau củ,..) + 1 phần phân chuồng hữu cơ (phân bò, gà, trùn quế,..) + 1 phần đá perlite. Các loại phân hữu cơ và đất tạo môi trường dinh dưỡng cho cây phát triển. Trong khi đá perlite hoạt động như một chất độn giúp tăng khả năng thoát nước cho giá thể.

Thực tế, tìm mua các nguyên liệu ở khu vực của bạn có thể khó khăn, hoặc bạn không đủ kiên nhẫn để xử lý từng loại giá thể. Trong tình huống này, việc lựa chọn hỗn hợp đất trồng trộn sẵn bán trên thị trường là tối ưu.

Một số giá thể trồng hoa hồng trộn sẵn hiệu quả như:

Trong các giá thể này có chứa những thành phần ưu việt như: Than bùn, đất sét, bọt đá núi lửa, xơ dừa, phân bón NPK, vỏ mùn cưa, vi lượng. Đây đều là những công thức đã được nghiên cứu và phối trộn với tỉ lệ dành riêng cho hoa hồng.

đất trồng hoa hồng tốt nhất

Vị trí tốt nhất cho để trồng hoa hồng – cách trồng hoa hồng trong chậu

Đặt chậu hoa hồng của bạn ở vị trí có ít nhất sáu giờ nắng trực tiếp mỗi ngày. Nếu vị trí trồng có ánh sáng từ một phía, cây có thể mọc nghiêng đổ theo hướng sáng. Khắc phục bằng cách xoay chậu cây thường xuyên để cây mọc thẳng. Nếu bạn đang trồng các nhóm hoa hồng trong chậu, hãy đặt chúng cách nhau ít nhất 50-60cm để đảm bảo không khí lưu thông tốt. Tuy nhiên, lưu thông khí tốt không đồng nghĩa là đặt cây ở nơi nhiều gió. Gió mạnh có thể làm khô chậu nhanh hơn. Có nghĩa là bạn cần tưới nước thường xuyên hơn và gió giật mạnh thậm chí có thể làm ngã cây. 

cách trồng hoa hồng trong chậu

Chăm sóc vườn hoa hồng – Cách trồng hoa hông trong chậu

Có ba nhiệm vụ chính cần nhớ khi trồng hoa hồng trong chậu: tưới nước, bón phân và cắt tỉa.

Tưới nước cho hoa hồng 

Hoa hồng yêu cầu đất ẩm, thoát nước tốt. Việc tưới nước đều đặn rất quan trọng đối với sức khỏe của cây. Dự kiến ​​tưới nước hàng ngày trong thời tiết nóng, kiểm tra độ ẩm bằng một ngón tay đưa vào hỗn hợp đất. Tốt nhất là tưới nước vào buổi sáng để hạn chế nấm bệnh phát sinh. Độ ẩm kéo dài trên lá có thể lây lan bệnh nấm. Một hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Chúng sẽ giúp bạn tưới cây đúng giờ và mỗi ngày.

Phân bón hoa hồng

Hoa hồng là cây cần nhiều dinh dưỡng. Nhất là khi trồng chậu cần đặc biệt chú ý đến việc bón phân. Bón phân cho hoa hồng trong chậu vào mỗi mùa xuân bằng các loại phân bón vi lượng. Trong mùa sinh trưởng, một lượng hữu cơ lỏng hàng tháng, như dịch chuối hoặc chế phẩm đậu nành, để kích cây ra hoa nhiều. Ngoài ra, để gia tăng dinh dưỡng tốt nhất cho hoa hồng có thể bón thêm loại phân bò vi sinh OCT Tropical đảm bảo tiêu chí an toàn, không gây độc hại, gây mùi khi sử dụng cho hoa hồng trồng chậu.

Mẹo: Cần cân nhắc liều lượng phân bón, tốt nhất nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bón quá nhiều thậm chí có thể gây hại cho cây và gia tăng chi phí trồng. Nên bón phân vào đất, nếu  bón vào lá bạn cần sử dụng loại bón lá chuyên dụng. Lá có thể bị cháy do muối trong phân bón tồn đọng.

Xem chi tiết về Cách bón phân cho hoa hồng

chăm sóc hoa hồng trồng chậu

Cắt tỉa

Khuyến khích một mùa hoa tươi dài bằng cách loại bỏ những bông hoa đã chết. Cắt bỏ những cành tắm, cành khuất tán, cành gãy. Khi số lượng cành quá dày đặt hãy cắt bỏ những cành thoái hóa. Cây sẽ cho ra những tược mới, một bộ lá tươi. 

Cắt tỉa được thực hiện tốt nhất vào đầu mùa khi chồi bắt đầu phình ra. Cắt tỉa bất kỳ gỗ chết nào, cắt lại một bộ chồi hướng ra ngoài khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu bạn không trồng một loại hoa hồng kháng bệnh tự nhiên. Bạn sẽ cần theo dõi ký để phát hiện kịp thời các bệnh thông thường trên hoa hồng, như đốm đen và phấn trắng, bọ trĩ.

Xem chi tiết về Cách cắt tỉa cho hoa hồng

cách trồng hoa hồng trong chậu

Thay giá thể định kỳ cho hoa hồng trồng chậu

Cứ sau 2-3 năm, hoa hồng trồng bằng chậu cần được trồng lại để giữ cho cây khỏe mạnh và ra hoa tốt. Hồng là những loài “ăn nhiều” và chúng có thể nhanh chóng làm cạn kiệt đất. Theo thời gian, muối và khoáng chất từ phân bón cũng có thể tích tụ trong đất. Điều này có thể làm hỏng hoa hồng, nhưng thay giá thể sẽ khắc phục điều đó.

Xem chi tiết hướng dẫn thay chậu cho hoa hồng

Phòng ngừa và điều trị sâu bệnh

Loại côn trùng phổ biến nhất mà cây trồng dễ mắc phải là rệp, nhện đỏ, bọ trĩ. Chúng tụ tập trên chồi và lá, chúng hút dịch, làm cho các bộ phận trở nên khô héo. Khi phát hiện dấu vết của côn trùng, cần phun thuốc điều trị ngay để tránh lây lan. Bạn có thể sử dụng dầu neem pha với nước xà phòng để diệt trừ các loại sâu bệnh.

Hoa hồng trồng trong chậu cũng dễ bị nhiễm nhiều loại nấm bệnh, bao gồm cả bệnh phấn trắng và bệnh đốm đen. Mặc dù có các loại thuốc diệt nấm có thể điều trị nấm bệnh trên hoa hồng, Nhưng tốt nhất vẫn là phòng ngừa bằng cách không trồng với mật độ quá dày, chuẩn bị giá thể khô thoáng tốt,..

Xem thêm: Các loại sâu bệnh trên hoa hồng và các phòng trừ

Trên đây, là những thông tin cơ bản mà bạn nên xem trước khi bắt đầu trồng hoa hồng trong chậu. Còn nếu bạn đã trồng trước đó và thất bại thì cũng đừng vội nản chí! Khi đã có đủ kiến thức, bạn sẽ tự tin để bắt đầu lại với vườn hồng của riêng mình!

Xem thêm:

Chăm sóc hoa hồng leo cho người mới bắt đầu

Liên hệ với chúng tôi

Hiện tại, chúng tôi có bán các sản phẩm đất, phân bón, giá thể và dụng cụ làm vườn cho cây trồng, các loại chậu và nhiều loại cây xanh cảnh quan. Nếu có thắc mắc cần tư vấn kĩ hơn, hãy liên hệ ngay với Ban Công Xanh.

☎ (028) 3784 0622 – 0931 601 472 (Như Mai)
✍ Đ/c: số 20 khu Biệt Thự Ngân Long đường Nguyễn Hữu Thọ xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè – TP.HCM

Hệ thống tưới nhỏ giọt

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *