Cùng tìm hiểu những mẹo làm vườn hữu cơ thuần chay nếu bạn quan tâm đến lối sống tốt cho sức khỏe và thân thiện với Mẹ thiên nhiên này.
Ăn chay là một trong những xu hướng phổ biến trong thời gian gần đây. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chay, trong số đó có thuần chay (vegan). Người thực hiện sẽ cam kết một lối sống không sử dụng sản phẩm từ động vật. Nó không chỉ giới hạn ở thức ăn mà đến cả các vật dụng sinh hoạt.
Nếu bạn đang muốn tự trồng chính những sản phẩm “thuần chay” của mình tạo ra. “Vườn hữu cơ thuần chay” chính là lời giải đáp cho bạn. Trồng vườn hữu cơ thuần chay, nói dễ thì không dễ khi bắt đầu, bởi một số mẹo trồng trọt mà bạn từng biết sẽ không thể áp dụng. Chẳng hạn như, thuốc trừ sâu, phân bón từ phân động vật, từ bột xương, bột huyết,..Tuy nhiên, chúng lại không quá khó khi bạn đã nắm những quy tắc cơ bản. Dưới đây là năm mẹo làm vườn hữu cơ thuần chay để giúp bạn bắt đầu.
1. Hãy để chế độ ăn uống hướng dẫn Bạn làm vườn hữu cơ thuần chay
Nếu bạn đã quyết định bắt đầu làm vườn hữu cơ thuần chay, hãy nghe theo chế độ ăn của bạn để chọn những gì bạn sẽ trồng. Bắt đầu với quả và rau bạn ăn nhiều nhất. Chọn thêm một số loại cung cấp protein. Các loại đậu là lựa chọn mà bạn có thể dễ dàng trồng ở sân hoặc ban công của mính. Nếu bạn chưa quen với việc làm vườn bạn nên bắt đầu với quy mô nhỏ. Khi đã tìm được loại phù hợp và biết chắc cách chăm sóc thì hãy lên kế hoạch mở rộng.
Lối trồng trọt này cũng ủng hộ các yếu tố thuận tự nhiên. Vì thế, hãy xem xét kỹ những loại cây, giống được phát triển cho khu vực bạn sinh sống. Việc trồng cây trái với điều kiện khí hậu mà chúng mong muốn là một sự cưỡng ép. Hơn nữa, kết quả thu hoạch được cũng sẽ khó mà tốt.
2. Làm vườn hữu cơ thuần chay cũng bắt đầu từ phân bón “thuần chay”
Bên cạnh yếu tố sức khỏe khi thuần chay, người ta còn quan tâm đến sự bền vững của môi trường. Như đã nhắc đến ở phần giới thiệu, các sản phẩm phân bón có nguồn gốc từ động vật ít được sử dụng khi làm vườn hữu cơ thuần chay. Việc chăn nuôi gia súc không chỉ làm tăng khí nhà kính, mà chúng còn được cho là “tàn nhẫn”. Các loại phân bón hóa học, phân bón vi lượng, có tác dụng rất tốt cho cây. Nhưng về lâu dài, chúng không hề cung cấp dưỡng chất cho đất, mà chỉ khiến đất suy thoái dần. Sự hiện diện của phân hóa học làm thay đổi môi trường hữu cơ vốn có sẵn trong đất, mất đi sự cân bằng sinh học. Tuy nhiên, tin vui là bạn có rất nhiều lựa chọn thay thế.
Các loại phân “thuần chay” bao gồm phân xanh, phân ủ hữu cơ, rong biển,.. mà ta sẽ tìm hiểu sau đây:
Phân ủ hữu cơ
Phân ủ hình thành từ rác thực phẩm như vỏ trái cây và rau, lá khô hoặc cỏ cắt nhỏ. Mục đích của chúng là tạo ra các lớp vật chất xen kẽ với chất phủ đất để tạo sự thông khí. Việc ủ phân giúp tránh lãng phí thức ăn thừa và phế phẩm thực vật ra khỏi bãi chôn lấp và trả lại các chất dinh dưỡng về lại đất. Giữ nó thuần chay bằng cách không bỏ vỏ trứng, thịt, xương và chất thải động vật khác vào phân ủ
Phân xanh (và cây trồng cố định đạm)
Phân xanh (như xác cây, hoa quả, cỏ, bã cà phê, vỏ chuối, lục bình, các loại cây thân thảo, …). Chúng là xác của các loại cây xanh không qua quá trình ủ hoai và thường được sử dụng để bón lót cho cây. Các loại cây sinh trưởng nhanh có thể được trồng làm giữa các mùa làm vườn sau đó xới vào đất để chuẩn bị cho lần trồng tiếp theo. Hệ thống rễ của cây phân xanh cải thiện cấu trúc đất và giúp chống xói mòn. Các loại cây trồng cố định nitơ như đậu tằm, đậu Hà Lan, đậu tằm (đậu fava) bổ sung nitơ vào đất khi chúng bị mục và phân hủy. Cây phân xanh cũng giúp giảm sự phát triển của cỏ dại trong các tháng mùa thu và mùa đông.
Với các loại phân xanh được khuyến dụng cho hoa hồng, hoa lan hay cây cảnh hiện nay thường ở dạng chế phẩm dung dịch lỏng, giúp cây dễ hấp thụ như:
Rong biển (tươi, lỏng hoặc bột)
Rong biển chứa nhiều các nguyên tố vi lượng. Một số người làm vườn hữu cơ thuần chay sử dụng tảo xoắn hoặc bột tảo bẹ số lượng lớn (để cung cấp kali và khoáng vi lượng).
3. Làm vườn hữu cơ thuần chay bằng cách sử dụng chất cải tạo đất tự nhiên
Bột vôi
Mục đích chính của việc sử dụng vôi trong vườn là để giảm độ chua của đất. Hay còn được gọi là tăng độ pH hoặc làm ngọt đất. Hầu hết các loài thực vật thích một loại đất khá trung tính để phát triển tối ưu. Bạn có thể kiểm tra đất để xem đất có tính axit hay kiềm. Vôi cũng làm giàu canxi và magiê cho đất. Canxi cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của thực vật và hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Vôi cũng có thể được sử dụng để phá vỡ cấu trúc đất sét nặng.
Bột thạch cao (canxi sunfat ngậm nước)
Thạch cao cũng được sử dụng ở những nơi cần nhiều canxi, nhưng không giống như Vôi, nó làm giàu đất mà không làm tăng độ pH.
Chế phẩm sinh học Em Bokashi
Bokashi là một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là ‘chất hữu cơ lên men’. EM có nghĩa là Vi sinh vật. Chúng được tạo ra bằng cách lên men cám gạo, rỉ đường nước men EM lỏng cô đặc. Loại vi sinh này thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất. Chúng cũng hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại, làm giàu thêm hệ vi sinh vật tự nhiên…. Qua đó góp phần cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng để hấp thụ cho cây trồng;
4. Kiểm soát dịch hại
Nhiều tranh cãi về việc những người làm vườn hữu cơ thuần chay có giết loài gây hại hay không. Thực tế, có người có, có người không. Việc kiểm soát dịch hại nên được quan tâm từ ban đầu. Tuy nhiên, việc kiểm soát dịch hại không có chỗ cho thuốc trừ sâu hóa học. Bạn có thể tự chế hỗn hợp trừ sâu bệnh từ các vật liệu tự nhiên. Bạn cũng có thể trồng xen canh những cây có tác dụng ngăn chặn côn trùng có hại. Ví dụ, bọ ghét mùi của húng quế và các loại thảo mộc thơm khác như oregano, hương thảo và bạc hà. Hoặc trồng thêm viền hoa cúc vạn thọ cũng giúp ngăn chặn một số loại côn trùng.
5. Bổ sung lớp phủ bề mặt khi làm vườn hữu cơ thuần chay
Che phủ mặt đất của bạn bằng lớp phủ hữu cơ như cắt cắt vụn, cỏ khô hoặc lá. Giống như phân ủ và phân xanh, lớp phủ giúp trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Nó cũng giúp đất giữ độ ẩm bằng cách hạn chế bốc hơi và che chắn nắng cho đất trong những tháng hè nóng nực nhất.