Cây huyết dụ hay còn gọi Cây phát tài tím (tên khoa học Cordyline terminalis (L.) Kunth).
Giới thiệu về cây Huyết dụ
Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á nay được trồng rộng rãi trên thế giới. Cây có thân mảnh, mọc thẳng hay uốn cong, cao tới 2-3m, đường kính 1-2cm, rất ít khi phân nhánh. Lá xếp 2 dãy, hình lưỡi kiếm, đầu nhọn, gốc thót lại thành hình cuống có rãnh. Phiến lá mỏng, nhẵn bóng nổi rõ các gân mảnh. Cây huyết dụ có 2 loại: Loại đỏ cả 2 mặt lá và loại có một mặt lá đỏ và một mặt lá xanh. Cụm hoa dạng chùy, dài tới 40 cm rộng 20 cm. Hoa màu xanh mọc đơn đọc ở nách của 2 lá bắc. Quả mọng hình cầu. Huyết dụ là loại cây cảnh rất được ưa trồng trong nhà hoặc tại văn phòng. Màu sắc rực rỡ của huyết dụ tạo thành điểm nhấn cho nơi được trưng bày.
Kỹ thuật trồng cây Huyết dụ
Nhân giống huyết dụ bằng cách giâm cành. Vào tháng 4 – 5 cắt cành 1 năm tuổi, cắm vào nơi râm, ẩm, khoảng 50 ngày mọc rễ, nhiệt độ 25 – 30oC sau 30 ngày có thể mọc rễ. Cây già sẽ cho cây con nhiều rễ, mùa xuân khi thay chậu có thể tách cây đem trồng. Ngoài ra còn có thể gieo hạt, cho nhiều cây con.
Yêu cầu đối với đất chậu không cần nghiêm khắc lắm, chỉ cần đất vườn, đất mùn, không có tính kiềm. Sau khi cành giâm sống mọc cây thì đem vào chậu, khi tách cây có thể mang trực tiếp vào chậu, hàng năm thay chậu 1 lần vào mùa xuân.
Trong mùa sinh trưởng huyết dụ cần đủ sáng, nhưng mùa hè nên bỏ cây vào nhà hoặc trong râm, tránh ánh sang trực xạ, đồng thời thường xuyên tưới nước; chú ý thông thoáng gió. Mùa đông cần để trong điều nhiệt độ trên 10oC và giảm lượng nước tưới.
Cách chăm sóc huyết dụ
Thường xuyên tưới nước cho cây nhưng tránh để quá khô hay ứ nước đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đặc biệt cây chịu hạn kém, khi thiếu nước lá cây sẽ chuyển sang héo rủ. Khi trồng cây trong chậu, nên thay đất cho cây mỗi năm 1 lần vào mùa xuân. Bón phân NPK định kỳ 2 tháng / lần.
Chế độ nước: Cây huyết dụ có nhu cầu nước trung bình. Tưới nước để giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước. Chính vì huyết dụ chịu hạn kém nên cần tưới nước ngay khi thấy đất khô. Khi thiếu nước, lá cây sẽ héo khô.
Sâu bệnh hại cây: Cây huyết dụ rất dễ mắc bệnh trĩ nên dùng thuốt bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại. Sau đó, cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.
Chăm sóc tán cây: Cây huyết dụ theo thời gian cũng sẽ tàn nhánh lá, cần quan sát các nhánh lá, loại bỏ ngay các phần tử bị hư để tránh ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.
Điều kiện khí hậu: mọi điều kiện
Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng trồng cây Huyết dụ:
Ánh sáng: Cây ưa sáng. Cây huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây, nên đặc biệt chú ý. Khi cây đủ ánh sáng sẽ lên màu bắt mắt hơn.
Nhiệt độ: Cây huyết dụ sinh trưởng và phát triển tốt ỏ khoảng 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC. Tùy thuộc vào nhiệt độ của khu vực, mà bố trí vị trí trồng cây cho phù hợp.
Yêu cầu đất trồng cho cây Huyết dụ
Huyết dụ thích hợp với đất trồng tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt. Bạn nên bón thêm một ít phân bón hữu cơ để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt chú ý thiếu đến loại phân bón như Mg và K, thiếu loại này cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết. Không nên bón phân cho đất trồng vào mùa đông.
Thời gian trồng: Quanh năm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.