Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngọc lan tây -loài cây có mùi thơm nhẹ, hoa dùng để sản xuất tinh dầu. Ngày nay được sử dụng làm cây trồng ngoại thất khá được ưa chuộng.
Kỹ thuật trồng cây Ngọc lan tây
Cây ngọc lan tây có tên khoa Canangium odoratum, thuộc họ Na Annonaceae. Cây được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành.
Ươm gieo hạt
hái quả chín, tách hạt. Ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh trong 12 tiếng. Sau đó đem ủ, mỗi ngày rửa một lần. Từ 3 -5 ngày vỏ hạt nứt. Cho hạt vào khay ươm hay chậu đất sâu khoảng 1 cm, để nơi râm mát. Cây sẽ nảy mầm sau 2 -3 ngày gieo. Thay bầu theo kích cỡ cây. Sau 1 năm, cây cao khoảng 1m bứng bầu trồng nơi cố định. Cây mọc nhanh, cao vút và sớm có hoa.
Chiết cành
Chọn cây mẹ khỏe, không sâu bệnh. Cành cấp 2 trở lên, cành bánh tẻ, không bị khuất tán. Đường kính cành chiết từ 2 – 4cm. Khoanh vỏ với độ dài tương ứng với nhánh chiết. Bóc vỏ lau sạch nhựa, bó sơ dừa được xử lý bọc lại bằng túi ni long đen có đục lỗ. Tưới nước, giữ ẩm. Sau một thời gian cây ra nhiều rễ, chiết cành cho vào bầu đất. Cây nhân giống theo kiểu chiết cành sớm ra hoa.
Theo kinh nghiệp cây nhánh chiết đạt tỷ lệ thành công cao nhất khi thực hiện vào tiết đông chí. Tiết đông chí bắt đầu từ ngày 21-22/12 dương lịch. Kết thúc vào ngày 5/1 dương lịch năm sau. Tiết đông chí có độ ẩm cao, nhiệt độ trong ngày thấp, se se lạnh. Thời gian này phụ hợp hoàn với điều kiện sống tự nhiên của cây.Vì cây sinh ra ở những khu rừng mưa có khi hậu hanh lạnh, độ ẩm cao.
Khi chiết cành vào những thời điểm khác, cây rất dễ bị sốc sinh lý. Khi đó nhánh còn yếu sức đề kháng và tính thích nghi kém nếu như ở môi trường không phù hợp, Nhánh sẽ bị “chết đứng” trên cây mẹ sau 2-3 tuần.
Cách chăm sóc cây Ngọc lan tây
Cây mọc và sinh trưởng tốt ở những nơi có lượng mưa cao. Nên trồng cây vào đầu mùa mưa, cây sẽ phát triển nhanh và không bị chết. Cây Ngọc lan tây thuộc cây đại mộc, sống lâu năm. Cây ưa sáng, chịu rét tốt.
Cách chăm sóc cây ngọc lan tây khi trồng sân vườn và cảnh quan đô thị:
Trước khi trồng xé bầu. Tiến hành đào hố có kích thước lớn hơn bầu đất, cho vào 1 lớp phân chồng hoai và phân NPK. Đặt cây vào hố, miệng bầu phải ngang với mặt hố, cho đất vào nén chặt xung quanh và lấp bằng mặt đất. Sau đó nén chặt đất và tưới đẫm nước cho cây. Khi trồng cần chú ý tránh gây tổn thương bộ rễ. Giai đoạn đầu Ngọc Lan còn yếu nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây. Với cây có kích thước lớn càn chống cọc đỡ cây.Thời điểm tốt nhất là tưới cây vào buổi sáng và chiều muộn. Nếu thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần phân chuồng hoai mục hoặc dùng phân lân NPK cho cây.
Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: Cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m). Do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con. Trong những tháng đầu tiên, cần tưới nước mỗi ngày để cây không bị chết.
Cách chăm sóc cây ngọc lan tây khi trồng chậu
Khi trồng chậu, cần tốn công chăm sóc nhiều hơn.Cần chuẩn bị đất tốt, phân chuồng hoai vào đất trộn đều và cho vào chậu. Tưới nước cho cây khi thấy đất khô định kỳ 2-3 ngày / lần. Lựa chọn chậu trồng có kích thước to để giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ nhanh cho hoa hơn.
Cây ngọc lan tây không chỉ cho hoa đẹp mang lại hương thơm thanh khiết mà còn đem lại bóng mát cho không gian ngoại thất. Cây không đòi hỏi công chăm sóc nhiều. Nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngọc lan tây thì việc chăm cây càng trở nên dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm một số bài viết về cây ngọc lan tây