Peat moss là một nguồn tài nguyên hữu cơ có giá trị. Chúng thường được thu hoạch chủ yếu để làm chất điều hòa hoặc cải tạo đất. Loại giá thể trên được thu hoạch từ các bãi đầm lầy – gọi là peat bog. Tuy nhiên, những năm gần đây luôn có những tranh cãi về việc sử dụng và khai thác chúng. Họ cho rằng đây là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Những tuyên bố như vậy có thể gây thiệt hại khá lớn cho ngành công nghiệp than bùn Peat Moss.
Xem thêm: Peat Moss – Vật liệu ưa thích của nhà làm vườn hiện đại
Rêu than bùn Peat Moss là gì?
Rêu than bùn phát triển trong một đầm lầy than bùn hay “đất than bùn” (Peat hay Peat bog). Đây là một loại đất ngập nước đặc biệt trên đó rêu phân hủy tích tụ ở độ sâu ít nhất 16 inch. Sự tích tụ than bùn tăng khoảng một milimet (1/5 inch) mỗi năm.
Khoảng 3% bề mặt trái đất được bao phủ bởi các vũng than bùn đã phát triển trong hàng nghìn năm.
Phần Lan có diện tích đất lớn nhất trên thế giới, tiếp theo là Canada, Ireland và Thụy Điển.
Chúng được khai thác thế nào?
Rêu than bùn Peat Moss được khai thác từ những bãi lầy này. Quá trình này bao gồm việc đào một mạng các rãnh thoát nước và các bể lắng để dẫn nước ra khỏi vùng cần thu hoạch. Sau đó, các bãi lầy dần khô đi và thảm thực vật trên bề mặt cũng chết theo. Người ta có thể cày xới để quá trình khô của than bùn diễn ra nhanh hơn. Sau một vài ngày, lớp than bùn khô được thu gom bằng máy thu hoạch chân không hoặc các thiết bị khác. Sau đó được vận chuyển đến cơ sở chế biến để sàng lọc và đóng gói.
Nghề làm vườn chỉ bắt đầu sử dụng than bùn với số lượng ít vào những năm 1960 và trở nên phổ biến cho đến những năm 1070.
Than bùn (Peat) đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái
Các bãi lầy than bùn được một số nhà khoa học coi là quan trọng và dễ bị tổn thương như rừng nhiệt đới.
Là môi trường sống của một số loài sinh vật
Việc khai thác than bùn đồng nghĩa lấy đi môi trường sống của các loài sinh vật nội tại. Nó gây ra một vấn đề đa dạng sinh học lớn trên toàn thế giới. Bởi có một số loài quý hiếm chỉ có thể sinh sống trong môi trường than bùn.
Là nơi chứa đựng các giá trị của sự phát triển
Sâu dưới các bãi đầm lầy là những vết tích về sự phát triển văn hóa, sinh học có niên đại lên đến 10.000 năm. Ngày nay, người ta vẫn hay tìm thấy các vật thể được chôn dưới lớp đất. Đó có thể là các đồ vật bằng gỗ, xương người, các xác động vật quý hiếm. Môi trường có tính axit cao, kị khí khiến cho quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ diễn ra rất chậm. Vì thế, các bãi than bùn là một nguồn thông tin của sự tiến hóa tự nhiên.
Là nguồn cung cấp nước sạch
Các đầm lầy than bùn, giống như các vùng đất ngập nước khác, là “máy lọc nước” của tự nhiên. Chúng đóng góp nguồn nước sạch vào các lưu vực sông, và cho những người dân lân cận. Ước tính, các đầm lầy than bùn cung cấp khoảng 10% nguồn nước ngọt toàn cầu. Chúng cũng mang lại hiệu quả phòng chống lũ lụt.
Là bể chứa CO2 – Kiểm soát sự nóng lên của Trái Đất
Có lẽ đóng góp lớn nhất của đầm lầy than bùn đố với hệ sinh thái. Lớp than bùn hoạt động như một”máy làm mát” để chống lại biến đổi khí hậu. Như đã biết, bên dưới than bùn là xác của hàng triệu triệu sinh vật. Quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ tạo ra khí CO2. Khi lớp rêu bề mặt phát triển, chúng hấp thụ carbon dioxide từ bên dưới. Các nhà khoa học cho rằng những bãi lầy này chứa nhiều carbon hơn tất cả các khu rừng mưa nhiệt đới trên thế giới. Nhưng khi các vũng lầy bị rút nước để khai thác hoặc bị xáo trộn, than bùn bắt đầu phân hủy và carbon dioxide được giải phóng trở lại bầu khí quyển.
Đất than bùn hiện có bị thu hoạch quá nhiều không?
Theo ước lượng, có khoảng 400 triệu ha đất than bùn trên trái đất. 86% trong số đó vẫn chưa hề bị khai thác hoặc xáo trộn. Hầu hết, việc khai thác than bùn là để cung cấp cho các ngành như:
Lâm nghiệp 26%
Nông nghiệp 51%
Làm khô để thay đổi mục đích sử dụng của các vùng đầm lầy nhiệt đới 22%.
Khai thác để làm vườn và sử dụng làm nhiên liệu đốt chỉ chiếm con số khiêm tốn 1%. Trong 1% ấy, nghề làm vườn chiếm tỉ trọng chỉ 40%.
Đất than bùn có phải là nguồn tài nguyên có thể tái tạo?
Lượng than bùn mới tích lũy hàng năm ở Canada là 20 triệu tấn với chỉ 1,1 triệu tấn được thu hoạch mỗi năm. Điều đó tương ứng với sản lượng thu hoạch chỉ bằng 1/20 sản lượng than bùn mới được hình thành tự nhiên. Làm thế nào một loại vật chất được coi là không thể tái tạo nếu mỗi năm ta có nhiều hơn?
Như đã thảo luận ở trên, than bùn được hình thành tự sự phân hủy các vật chất hữu cơ. Mà các vật chất hữu cơ là một nguồn không bao giờ cạn kiệt trên hành tinh này – trừ khi không còn sự sống. Vì thế, vấn đề cần được quan tâm là việc khai thác hợp lý để lớp vật chất than bùn có đủ thời gian phục hồi!
Chúng ta đã thử nghiệm để khôi phục các bãi lầy đã khai thác:
Tại Vương quốc Anh, vào năm 2013, Yorkshire Peat Partnership thông báo rằng họ đã khôi phục hơn một phần tư các vùng đất than bùn của Yorkshire trong một dự án trị giá hàng triệu bảng Anh nhằm bảo tồn các môi trường sống quan trọng và giúp giảm sự nóng lên toàn cầu.
Hội đồng Bảo tồn Đất ngập nước Bắc Mỹ ước tính rằng các vùng đất than bùn đã thu hoạch có thể được phục hồi về “hệ thống cân bằng sinh thái” trong vòng 5 đến 20 năm sau khi thu hoạch than bùn.
Lời kết:
Việc sử dụng đất than bùn là có tác động đến môi trường, các loài sinh vật địa phương và sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, lượng than bùn được sử dụng để làm vườn là một phần rất nhỏ của vấn đề này.
“Việc khai thác than bùn Peat Moss để làm vườn đang làm giảm diện tích đất than bùn hoặc trữ lượng than bùn”. Ý kiến này không nhận được nhiều sự đồng tình. Thực tế, tốc độ tái tạo than bùn đang tăng nhanh hơn so với tốc độ khai thác để sử dụng làm vườn.
“Việc khai thác và sử dụng than bùn có tác động đến môi trường và chúng ta nên ngưng ngay hành động này”. Đó là một số ý kiến kêu gọi ta nên ngưng khai thác than bùn. Việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế thân thiện với môi trường là rất ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà chúng mang lại.
Một số lời khuyên cho rằng chúng ta có thể sử dụng xơ dừa thay thế cho than bùn.
Xơ dừa sử dụng trong làm vườn là phần vỏ – phế phẩm còn lại sau khi thu hoạch dừa. Tuy nhiên, quá trình xử lý xơ dừa trở thành giá thể lại sử dụng rất nhiều nước và năng lượng. Và xơ dừa cũng có những đặc tính chưa thể thay thế được than bùn.
Nói cho cùng, việc sử dụng loại giá thể cho khu vườn là tùy thuộc vào sở thích, và sự phù hợp với những hoàn cảnh hiện tại. Bởi thực tế, không có loại vật chất nào là hoàn toàn tốt cho môi trường hay cũng không có loại giá thể nào chỉ gây hại cho môi trường.
Bài viết có sử dụng thông tin tổng hợp từ bài viết
“Peat and Peat Moss – The True Story” của Robert Pavlis
“Does Peat Moss Have a Place in the Ecological Garden?” của Wendy Priesnitz