Đá Perlite và đá Pumice là 2 loại giá thể trồng cây phổ biến hiện nay. Bước đầu để trồng cây thành công đó là bạn phải biết cách chọn được giá thể tốt. Nếu bạn phân vân không biết chọn loại nào thì có thể tìm hiểu về đá Perlite và đá Pumice. Đều có công dụng giúp đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt nên có thể tạo môi trường lý tưởng cho cây phát triển. Mặc dù đều gọi lá “đá” nhưng 2 loại giá thể này không giống nhau. Cùng đọc bài viết để phân biệt đá Perlite và Pumice trồng cây để có thể tìm ra loại giá thể phù hợp nhất cho cây trồng.
Giới thiệu về đá Perlite và Pumice
Trong các loại giá thể trồng cây, được biết đến nhiều nhất phải kể đến đá Perlite và đá Pumice. Đây là 2 loại giá thể phổ biến và được ưa chuộng hiện nay.
Đá Perlite hay đá trân châu là đá trơ chứa thành phần Sillic cao, được hình thành ở nhiệt độ cao trong dung nham núi lửa. Có thể dễ dàng phân biệt loại đá này vì chúng có màu trắng, có nhiều kích thước khác nhau và trọng lượng nhẹ. Đá trân châu thường ứng dụng để trộn giá thể, trồng hoa cây cảnh và thủy canh.
Đá Pumice hay đá bọt là một loại đá núi lửa nhẹ, thích hợp làm giá thể trồng cây. Được hình thành nhờ quá trình phun trào của núi lửa. Pumice cũng có nhiều kích thước và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng thường được sử dụng trồng cây cảnh, lọc nước thủy sinh, trồng rau hay thậm chí là ủ phân.
Cách phân biệt đá Perlite và Pumice cho người mới bắt đầu
Đặc điểm màu sắc
Đây là điểm quan trọng đầu tiên và cũng dễ phân biệt nhất của 2 loại giá thể này. Đá Perlite khá dễ nhận biết vì có màu trắng, hạt nhiều kích thước trông như những quả bóng xốp. Nếu bạn từng sử dụng đất sạch đóng bao, sẽ nhìn thấy những hạt nhỏ màu trắng và đó chính là đá Perlite. Về đá Pumice thì thường có màu trắng đục hoặc xám nhạt nhưng cũng có thể có màu vàng nhạt tùy thuộc vào khu vực mà chúng được khai thác. Pumice còn có cấu hình bọt bất thường do đồng thời làm lạnh nhanh và giảm áp suất nhanh.
Sản xuất đá Perlite và Pumice
Cơ bản thì 2 loại giá thể này đều được hình thành từ đá núi lửa. Thế nhưng không chỉ có vậy, đá Perlite và Pumice còn có nhiều điểm khác biệt trong cấu tạo và sự hình thành. Đó là đá Perlite sẽ được sản xuất bằng quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao khiến kích thước giãn nở rất nhiều lần. Còn đá Pumice thì không cần xử lý gì thêm. Vì vậy đá Perlite sẽ có trọng lượng nhẹ hơn và xốp hơn đá Pumice rất nhiều. Vì đá Pumice được đem sử dụng ngay sau khi hình thành nên chúng có độ xốp lý tưởng và giúp tăng độ xốp cho các giá thể khác.
Công dụng của đá Perlite và đá Pumice
Đá Perlite và Pumice thường được chọn làm giá thể vì đều có tác dụng sục khí, giúp rễ cây phát triển tốt. Cùng tìm hiểu về công dụng của 2 loại giá thể này đối với đất và cây trồng ngay dưới đây.
- Công dụng của đá Perlite trồng cây: Có nhiều lí do mà hầu hết mọi người đều sử dụng đá Perlite làm giá thể trồng cây. Đá trân châu với đặc điểm nhẹ, xốp giúp đất thoáng khí và thoát nước tốt. Nhờ vậy mà tránh được tình trạng úng nước cho cây. Ngoài ra đá trân châu còn vô trùng, sạch mầm bệnh và độ pH trung tính ổn định. Sử dụng đá Perlite còn giúp giữ lại chất dinh dưỡng.
Nhược điểm: đá Perlite rất nhẹ nên khi sử dụng một thời gian sẽ có hiện tượng đá nổi lên bề mặt. Vì vậy, khi tưới cho giá thể có trộn đá Perlite nên tưới nhẹ, và chậm. Đá Perlite cũng không thích hợp để rải trên mặt chậu.
- Công dụng của đá Pumice trồng cây: Ta có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng của đá Perlite và đá Pumice. Đá bọt cũng có tác dụng giúp đất thoáng khí, thoát nước tốt. Ngoài ra đá bọt còn giúp cung cấp nước cho cây nhờ cấu trúc rỗng xốp nên thấp thụ nước bên trong. Đá Pumice nặng hơn Perlite, vì thế có thể khắc phục được tình trạng nổi lên bề mặt sau một thời gian dùng. Ngoài ra, còn thể dụng để lót đáy chậu trồng cây (loại size lớn 10-20mm) và phủ bề mặt chậu.
Nhược điểm: đá Pumice có giá thành cao hơn nên đá Perlite và ít phổ biến hơn.
Làm sao sử dụng giá thể một cách hiệu quả?
Vì đá Perlite và Pumice đều có ưu điểm chung. Đó chính là khả năng thoát nước tốt và sục khí, tạo điều kiện cho rễ phát triển. Vì vậy nên sử dụng để trồng các loại cây ưa ẩm nhưng không thích nhiều nước. Có thể sự dụng để phòng ngừa ngập úng cho cây. Nếu trồng cây cao thì sử dụng đá Pumice vì cấu tạo của chúng sẽ giúp cây đứng vững vàng. Quan trọng nhất, ta không thể sử dụng 100% đá trân châu hay đá bọt để trồng cây. Mà nên phối trộn thêm các giá thể khác và đất trồng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại đá bọt trồng cây, dù là perlite hay Pumice, hãy đảm bảo bạn đeo khẩu trang khi trộn giá thể. Trong đá có các hạt bụi mịn có thể gây hắt hơi hoặc ho. Song song với đó, hãy rửa đá qua nước để giảm bớt bụi trước khi trộn vào giá thể.
Cách phân biệt đá Perlite và Pumice rất đơn giản, nếu ta chỉ nhìn bên ngoài là có thể phân biệt được 2 loại giá thể này rồi. Và công dụng của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau. Bởi vì cấu tạo cũng như quá trình sản xuất khác nhau. Vì vậy sau khi tham khảo bài viết nên lựa chọn loại giá thể phù hợp nhất cho cây nhé.