Nhắc đến khoai tây thì có lẽ đây là loại củ không còn xa lạ gì với mọi người nữa rồi. Các món làm từ khoai tây như khoai tây chiên, khoai tây nghiền, súp,… đều rất nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt trong loại củ này còn chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Chính vì vậy mà ngày nay nhiều bà nội trợ lựa chọn trồng loại củ siêu dinh dưỡng này. Sau đây là một vài mẹo trồng khoai tây trên sân thượng giàu dinh dưỡng, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Lợi ích của củ khoai tây
Khoai tây là loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, có tên tiếng Anh là Solanum tuberosum. Loại cây này thuộc họ Cà, cùng họ với cây cà chua và cây thuốc lá. Khoai tây được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn hay thậm chí là làm đẹp. Bạn có thể dễ dàng chế biến những món ngon từ củ khoai tây như luộc, chiên, hầm canh,… Nhìn củ khoai tây trông mập mạp dễ thương là vậy nhưng lợi ích chúng mang lại không thể đùa được đâu.
Trong khoai tây chứa nhiều vitamin khoáng chất, giàu carb cũng như các hợp chất hỗ trợ sức khoẻ khác. Khoai tây cũng chứa nhiều nước, protein… và chúng hầu như không chứa chất béo. Mặt khác, vì khoai tây thường xếp hạng cao về chỉ số đường huyết (GI- đo lường sự ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn). Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.
Ăn khoai tây đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, cụ thể:
- Cải thiện sức khoẻ tim mạch
- Giảm cân
- Kiểm soát đường trong máu
- Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hướng dẫn trồng khoai tây trên sân thượng
Khoai tây là loại cây trồng lấy củ thích hợp với nhiều khí hậu khác nhau và có thể phát triển trong môi trường xô, chậu. Trước khi trồng khoai tây bạn cần chuẩn bị củ giống, đất trồng và chậu.
Củ giống cần đảm bảo không sâu bệnh, khoẻ mạnh để có thể cho ra năng suất cao. Lưu ý nên để củ giống khoai tây ở nơi khô ráo tránh ẩm ướt hoặc dính nước thì khi trồng mầm khoai tây sẽ bị thối. Sau đó cần chuẩn bị thêm đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm phân trùn quế hoặc phân NPK. Cuối cùng là chậu trồng, phải chú ý dưới đáy cần có lỗ thoát nước để khoai tây không bị úng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu là bạn có thể tiến hành trồng củ khoai tây. Bạn đặt mầm khoai tây xuống, mỗi mầm cách nhau từ 6-8cm, sau đó lấp nhẹ để mầm khoai nhô lên mặt đất. Sau đó tưới nước cho ẩm đất, nếu là trồng khoai tây trong thùng xốp hoặc chậu thì sau khi trồng nên mang vào chỗ râm mát. Khi cây đã hồi lại thì cần đưa cây ra ánh sáng để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
Cách chăm sóc khoai tây khi trồng trên sân thượng
Cũng như bao loại cây khác, chăm sóc khoai tây cần đảm bảo nước tưới và dọn dẹp cỏ, côn trùng hại củ. Bạn cần cung cấp đủ nước để khoai xuống củ ít nhất ngày tưới nước 1 lần vào buổi chiều, ngoài ra tiến hành vun đất cho cây một vài lần để khoai xuống củ, không nên để củ hở bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào vì như vậy vỏ và ruột của củ khoai tây sẽ bị xanh. Bên cạnh đó cần đảm bảo ánh sáng tốt đủ để cây phát triển.
Thu hoạch
Khi bạn thấy cây khoai tây có hiện tượng thân bị héo thì hãy tưới nước lần cuối sau đó đợi khoảng 10 – 11 tuần, sau đó tiến hành cắt toàn bộ dây khoai và đợi thêm khoảng 5 – 7 ngày nữa thì thu hoạch củ.
Một số lưu ý khi chăm sóc khoai tây trên sân thượng
Khi gặp mưa lớn nên di chuyển chậu trồng khoai tây đến vị trí có mái che. Hoặc phải tiến hành tháo nước, tránh gây ngập úng dẫn đến thối củ.
Lượng nước tưới cho cây cần vừa đủ, tưới nhiều nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Dẫn đến một số bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, thậm chí là gây chết cây vì ngập úng.
Bón phân hợp lý và đầy đủ, tránh bón đạm nhiều, giai đoạn làm củ, tạo rễ nên tăng lượng lân bón cho cây. Lân vừa giúp cây chống rét vào mùa đông vừa tăng khả năng tạo củ.
Xem thêm: