Nhện đỏ phá hại cây trồng là loại dịch hại nguy hiểm khá phổ biến hiện nay. Nhện đỏ phá hại mạnh nhất vào mùa nắng nóng và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Từ đó, làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Nắm bắt được mong muốn của các bạn đọc, Ban Công Xanh chia sẻ cho các bạn các cách phòng trừ nhện đỏ hiệu quả. Mong các bạn có thể lựa chọn và áp dụng cho khu vườn của mình.
Sơ lược về nhện đỏ
Nhện đỏ là một loại côn trùng phá hại cây trồng phổ biến, thường sống tập trung thành bầy đàn và có khả năng sinh sản rất nhanh. Chúng có kích thước rất nhỏ nên rất khó có thể quan sát bằng mắt thường. Do đó, các bạn cần quan sát kĩ để có thể phòng trừ nhện đỏ ngay từ giai đoạn mới bắt đầu để đạt hiệu quả cao.
Nhện đỏ sinh sản và phá hại quanh năm, nhưng đặc biệt mạnh mẽ vào mùa hè và mùa thu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhện đỏ thường gây hại trên các loại rau màu như cà chua, dưa leo, dưa lưới, mướp, bầu, bí, hoa hồng,…
1. Phòng trừ nhện đỏ bằng cách tưới nước thường xuyên
Nhện đỏ thường hay xuất hiện ở mặt dưới của lá cây khi thời tiết khô nóng để chích hút lấy chất dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, việc tưới nước với áp lực vừa phải, thường xuyên sẽ giúp kiểm soát và hạn chế sự phát triển của nhện đỏ gây hại. Việc tưới nước làm toàn bộ lá cây trở nên ẩm ướt, mặt lá bết dính khiến nhện đỏ không di chuyển được.
Việc tưới nước thường xuyên cho cây trồng cũng là cách giúp cây trồng có phục hồi nhựa sau khi bị nhện đỏ tấn công. Các cây trồng đang thiếu nước là thường mục tiêu phá hại của nhện đỏ. Do đó, việc tưới nước cho cây trồng một cách thường xuyên là điều cần thiết để xua đuổi và loại bỏ loại côn trùng phiền phức này.
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý nên sử dụng vòi phun nước có áp lực mạnh để có rửa trôi nhện đỏ đu đám trên thân cây đối với các loại cây ăn quả.
2. Phòng trừ nhện đỏ bằng phương pháp sử dụng bột
Các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp phòng trừ nhện đỏ bằng bột. Bột là nguyên liệu dễ tìm và có sẵn tại nhà ở hầu hết các hộ gia đình. Để sử dụng phương pháp phòng trừ này các bạn cần hòa tan 1 muỗng cà phê bột mì, bột gạo hoặc bột sắn với 2 lít nước sạch. Khuấy đều hỗn hợp trên thành dung dịch.
Sử dụng dung dịch này bằng cách phun lên những vị trí của cây trồng bị nhện đỏ tấn công. Dung dịch hỗn hợp này có tác dụng là làm dính chân nhện đỏ. Khiến chúng không thể di chuyển và làm bít lỗ thở của nhện sau khi đã khô.
Các bạn cần chú ý khi áp dụng phương pháp này chính là nên phun lại bằng nước sạch. Điều này nhằm mục đích để rửa lại lá sau khi đã phun dung dịch trên. Nếu không phun lại bằng nước sạch, dung dịch bột nước trên có thể sẽ làm bít lỗ thở trên lá. Khiến cây không thể quang hợp.
3. Phòng trừ nhện đỏ bằng phương pháp dùng tinh dầu bạc hà
Khi mật độ nhện đỏ còn thưa và thấp, các bạn có thể áp dụng phương pháp dùng tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có tác dụng lên phần da và mắt của nhện đỏ. Từ đó giúp tiêu diệt nhện đỏ. Tinh dầu bạc hà giúp kiểm soát và làm hạn chế số lượng của nhện đỏ khi mật độ chúng còn thưa và thấp.
Các bạn cần lưu ý, khi số lượng nhện đỏ đã nhiều hơn và vượt khỏi tầm kiểm soát thì các bạn cần chuyển sang áp dụng các biện pháp khác có hiệu quả mạnh mẽ hơn nhé.
4. Phòng trừ nhện đỏ bằng các loài thiên địch
Các loài thiên địch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế và phòng trừ nhện đỏ. Và phương pháp phòng trừ nhện đỏ bằng cách tạo điều kiện sống cho các loài thiên địch của nhện đỏ là một phương pháp an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường mà các bạn có thể áp dụng.
Các loài thiên địch của nhện đỏ chính là các loài côn trùng săn mồi như bọ cánh gân, bọ xít, bọ rùa,… Các loài thiên địch này giúp hạn chế và kiểm soát số lượng nhện đỏ trong vườn trồng một cách đáng kể.
Điều cần lưu ý khi áp dụng biện pháp này chính là các bạn cần hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học quá liều sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thiên địch của nhện đỏ. Từ đó, làm giảm hiệu quả của phương pháp phòng trừ, tiêu diệt nhện bằng các loài thiên địch có lợi.
5. Tiến hành dọn tàn dư thực vật, cắt bỏ các bộ phận bị nhiễm nhện đỏ
Để tránh tình trạng nhện đỏ bị lan rộng, khó kiểm soát thì nên tiến hành việc nhặt lá rụng và loại bỏ những chiếc lá đã bị ngả vàng. Việc này giúp ngăn chặn nhện đỏ lây lan sang các cây khác gần đó. Phương pháp xử lý những tàn dư mà nhện đỏ gây ra là cho vào túi ni lông kín. Sau đó, bỏ vào thùng rác hoặc đem đốt để tiêu diệt triệt để sự lây lan của nhện đỏ.
Khi bị nhện đỏ tấn công, các bạn nên tiến hành việc cắt bỏ phần bị tấn công, phá hại nhanh chóng. Điều này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nhện đỏ đến toàn bộ cây bị tấn công. Việc cắt bỏ bộ phận bị tấn công không chỉ tránh tạo điều kiện cho nhện đỏ lan rộng mà còn giúp cây trồng bị tấn công có cơ hội phục hồi trở lại.
Và nếu các bạn phát hiện trong vườn đã có 1 cây trồng bị nhện đỏ tấn công, phá hại thì các bạn có thể cân nhắc việc loại bỏ, tiêu hủy cây trồng bị phá hại. Điều này nhằm tránh tạo cơ hội lây lan cho nhện đỏ, tạo cơ hội sống sót cho những cây trồng còn lại trong khu vườn.
6. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc hóa học trị nhện đỏ. Các bạn có thể sử dụng sản phẩm trừ sâu hóa học có các hoạt chất như: Diafenthiuron, Propagite, Abamectin, Emamectin benzoate,… để diệt trừ nhện đỏ.
Tuy nhiên, để đạt tối đa hiệu quả trong việc phòng trừ nhện đỏ Ban Công Xanh đề xuất các bạn hãy phối hợp việc sử dụng phương pháp thuốc hóa học với các phương pháp khác mà Ban Công Xanh đã giới thiệu ở bên trên.
Tham khảo sản phẩm: Dung dịch trừ sâu hữu cơ SK EnSpray 99EC
Lời kết
Bài viết trên là những tổng hợp và chia sẻ của Ban Công Xanh về các cách phòng trừ nhện đỏ đơn giản, an toàn và hiệu quả. Ban Công Xanh hi vọng các bạn đọc đã xác định được tình trạng và có thể lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất. Chúc các bạn có một khu vườn thật tươi tốt và khỏe mạnh.