Bọ trĩ gây hại cho hầu hết các loại cây trồng hiện nay, đặc biệt là cây hoa hồng. Dù cho hiện nay đã có nhiều phương pháp phòng trừ bọ trĩ từ đơn giản nhất đến hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do không xác định được chính xác tình trạng mình gặp phải mà nhiều bà con đã áp dụng không đúng phương pháp phòng trừ. Điều này dẫn đến tình trạng không những không chấm dứt tình trạng bọ trĩ gây hại mà còn ảnh hưởng tới cây trồng. Và để giúp bà con có thể lựa chọn chính xác phương pháp phòng trừ, Ban Công Xanh ở bài viết này sẽ tổng hợp các triệu chứng gây hại của bọ trĩ hại hoa hồng.
Bọ trĩ là gì?
Bọ trĩ hay dân gian thường gọi là bù lạch, có tên tiếng anh là Rice Thrips. Tên khoa học là Stenchaetothrips biformis. Thuộc họ Thripidae, thuộc bộ Thysanoptera (Cánh tơ). Bọ trĩ là loài côn trùng gây hại cho hầu hết tất các loại cây trồng hiện nay. Hoa hồng là một trong những ký chủ chính của chúng.
Bọ trĩ có kích thước nhỏ khoảng từ 01 đến 02mm. Rất khó có thể phát hiện bọ trĩ bằng mắt trong điều kiện bình thường. Đặc biệt là khi chúng tấn công cây hoa hồng. Bọ trĩ có khả năng bay xa theo hướng gió nên chúng dễ dàng lây lan và phát tán. Bọ trĩ sống nhờ vào việc hút nhựa non của lá, chồi và nụ của cây hoa hồng.
Bọ trĩ xuất hiện và tấn công mạnh mẽ vào thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, khi vườn trồng quá dày, nhiều tàn dư thực vật cũng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát sinh và lây lan.
Dấu hiệu nhận biết cây đã bị bọ trĩ tấn công
Dấu hiệu chung
Do bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, đôi khi rất khó có thể nhận thấy sự xuất hiện của chúng. Vì vậy, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn và chú ý đến các đặc điểm bất thường của cây. Điều sẽ giúp các bạn sớm nhận biết mức độ và tình trạng của khu vườn. Từ đó có thể đưa phương án phòng trừ hợp lý nhất.
Cấu tạo vòi chích hút của bọ trĩ dễ xuyên qua lá non hơn so với lá già. Nên hầu như không thấy dấu hiệu tấn công của bọ trĩ lên những lá hoa hồng già. Những bộ phận cây bị chúng hút chích sẽ trở nên quăn queo, cháy đen, hoa nở sẽ méo mó. Khi bị bọ trĩ tấn công ở mức độ nặng có thể sẽ làm cho cây ngừng phát triển, không nở được hoa và suy cây.
Dấu hiệu ở lá, ngọn và nụ hoa
Bọ trĩ thường hay ẩn nấp trong những bộ phận như lá non, ngọn non, chồi non hoặc nụ hoa. Bởi vì đây là những bộ phận khoái khẩu của bọ trĩ khi tấn công cây hoa hồng. Muốn biết được tình trạng mà vườn gặp phải thì chỉ cần nhìn vào những vị trí trên. Khi nhận thấy hiện tượng lá non bị quăn, biến dạng hoặc bị cháy đen. Thì điều này đồng nghĩa vườn đang bị bọ trĩ tấn công ở mức độ nặng, cần phải sớm tiến hành các phương pháp phòng trừ và tiêu diệt bọ trĩ với mức độ hiệu quả cao.
Bên cạnh đó bọ trĩ còn thường cư trú ở mặt dưới của lá hoa hồng, làm lá hoa xoăn lại. Mặt trên của lá thường sẽ xuất hiện những mảng màu loang lỗ nâu sẫm. Khi bọ trĩ gây hại ở đọt non của cây hoa hồng thì sẽ làm cụt đọt. Ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây. Còn khi chúng tấn công nụ hoa thì sẽ làm cho nụ hoa chậm nở hoặc không thể nở. Nếu nở hoa thì hoa sẽ bị méo mó, không tròn đều, có kích thước bé, màu sắc kém và mau tàn hơn so với những hoa nở từ nụ khỏe mạnh.
Những tác hại nghiêm trọng mà bọ trĩ gây ra cho hoa hồng
Bọ trĩ là một trong những nỗi lo của bà con trồng hoa hồng. Việc diệt trừ bọ trĩ vô cùng khó khăn và mất thời gian. Bọ trĩ tấn công tất cả các loại hoa hồng khác nhau, dù là hồng ngoại hay là hồng cổ. Tổn thất mà bọ trĩ gây ra là vô cùng nghiêm trọng.
Bọ trĩ tấn công sẽ là hư bộ lá của cây. Chúng tấn công và gây hại cho cả lá trưởng thành và lá non. Từ đó làm ảnh hưởng khiến cho đọt non của cây không thể phát triển và sinh trưởng bình thường.
Khi vườn bị bọ trĩ tấn công thì chất lượng và số lượng của hoa sẽ giảm rõ rệt. Cây hoa hồng bị bọ trĩ tấn công và chích hút làm cây giảm khả năng phát triển. Số lượng nụ hoa khỏe mạnh sẽ giảm sút làm ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất của cây.
Bọ trĩ còn là loài bệnh hại có khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng. Nếu không thể kiểm soát tình hình sẽ ảnh hưởng đến những cây khỏe mạnh còn lại. Không dừng lại bọ trĩ còn sẽ để lại mầm móng ủ bệnh cho những mùa sau. Do đó, khi phát hiện có bọ trĩ bà con cần có biện pháp phòng trừ ngay lập tức.
Phòng và trị bọ trĩ ở hoa hồng
- Cung cấp đủ và thích hợp nước cho cây trồng. Bọ trĩ bùng phát mạnh mẽ nhất vào thời điểm nắng nóng nên chúng ta cần tưới nước cho vườn thường xuyên.
- Thường xuyên dọn dẹp vườn tược. Cắt tỉa các cành cây, dọn dẹp tàn dư thực vật thường xuyên nhằm tránh tạo điều kiện cho bọ trĩ phát triển và tấn công.
- Dùng các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt bọ trĩ hợp lý phù hợp với tình trạng của vườn. Dùng dầu Neem, dung dịch từ ớt tỏi và gừng,..
- Tiêu diệt bọ trĩ bằng cách thu hút và nuôi các loài thiên địch có lợi.
- Sử dụng thuốc hóa học trừ bọ trĩ khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát. Tuy nhiên bà con cần cẩn thận do bọ trĩ là loài côn trùng có tính kháng thuốc rất cao.
Tham khảo sản phẩm: Dầu Neem nguyên chất ép lạnh
Lời kết
Bài viết trên là những chia sẽ và tổng hợp của Ban Công Xanh về các triệu chứng gây hại ở hoa hồng của bọ trĩ. Qua đây, Ban Công Xanh hi vọng các bạn đã có thể xác định được tình trạng mà vườn mình gặp phải. Từ đó có thể lựa chọn cho mình chính xác biện pháp phòng trừ thích hợp nhất. Chúc các bạn có một vườn hồng thật tươi tốt và khỏe mạnh.
Xem thêm: Các biện pháp quản lí nhện đỏ triệt để