Việc sùng đất cắn phá bộ rễ cây trồng là một tình trạng dễ bắt gặp hiện nay. Rễ và gốc cây là thức ăn chính của lũ sùng đất béo ú, núc ních này. Khi phát hiện trong vườn có sùng, bà con thường muốn nhanh chóng tìm phương pháp tiêu diệt. Tuy nhiên, nếu xác định không chính xác vấn đề mà vườn mắc phải thì rất dễ bị phản tác dụng. Nắm bắt được tâm lý của các bạn, Ban Công Xanh hôm nay xin phép được chia sẻ tới bà con các đặc điểm hình thái và sinh học của sùng đất.
Sùng đất là gì?
Sùng đất hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: Bọ rầy, Đuông đất, Bù rầy, Sùng trắng,… Sùng đất có tên khoa học là Holotrichia sauteri moser. Thuộc họ Melolonthidae (Sùng đất). Thuộc bộ Coleoptera (Cánh cứng).
Sùng đất là dạng ấu trùng của bọ rầy. Thức ăn của loài ấu trùng khó chịu này chính là bộ rễ của các loại cây trồng. Đối tượng ký chủ của sùng đất là thường là các loại cây hoa màu, cây hoa, mía, ngô (bắp), khoai lang, bầu bí, gừng,… Ngoài ra, sùng đất được tìm thấy nhiều tại các bãi bồi ven sông, tại các vùng đất pha cát và vùng có nhiều lá mục, hoặc các vùng ven sườn đồi.
Xem thêm: Sùng đất và các đặc điểm gây hại của sùng đất
Đặc điểm hình thái và sinh học của sùng đất
Trứng
Con bọ rầy cái sẽ dùng chân đào xới đất xung quanh khu vực gốc rễ của cây. Việc này nhằm tạo thành cái hố để chúng có thể đẻ trứng vào. Bọ rầy cái thường đẻ khoảng từ 15 đến 17 trứng vào hố rồi vỗ cánh bay đi. Bọ rầy đặc điểm thích những nơi đất có độ mùn cao. Như nơi có nhiều nhiều phân chuồng hoại mục, có nhiều xác bã thực vật hoại mục,…
Trứng của bọ rầy có dạng hình tròn. Kích thước trứng khoảng từ 2 đến 3mm. Trứng của bọ rầy nằm sâu trong hố phía dưới đất. Thời gian trứng nở là sau khoảng từ 10 đến 15 ngày.
Ấu trùng
Sau khi trứng nở sẽ trở thành dạng ấu trùng của bọ rầy chính là sùng đất. Đây là giai đoạn mà sùng đất bắt đầu gây hại cho cây trồng. Kích thước trung bình của sùng đất to khoảng gần bằng ngón tay út của người trưởng thành. Chiều dài cơ thể trung bình khoảng 3cm. Chúng có có màu sắc trắng ngà, trắng xanh hoặc màu vàng. Cơ thể của sùng đất có 3 chân dễ nhận thấy bằng mắt thường. Sùng đất thường gập cong thân mình lại thành hình chữ C.
Thời gian để ấu trùng bọ rầy có thể hóa nhộng là mất gần khoảng 1 năm (từ 270 đến 300 ngày). Với thời gian vũ hóa lâu, tác hại mà sùng đất gây ra là vô cùng mạnh mẽ. Chúng có thể phá hại nhiều mùa vụ cây trồng nếu không tiến hành tiêu diệt kịp thời.
Nhộng
Tính từ lúc bắt đầu nhả kén hóa nhộng, Sùng đất mất khoảng từ 10 đến 15 ngày để hoàn tất việc nhả kén. Sau đó, sùng đất mất thêm khoảng 20 đến 30 ngày để hoàn thành việc lột xác thoát kén.
Như vậy, tính từ lúc bắt đầu hóa nhộng đến khi vũ hóa thành dạng thành trùng trưởng thành của sùng đất mất khoảng từ 40 đến 45 ngày.
Thành trùng trưởng thành
Tuổi thọ dạng thành trùng trưởng thành của sùng đất rất ngắn, chưa đầy một tháng. Cũng có trường hợp bọ rầy trưởng thành sống thêm được 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên, đa số là không quá 3 tháng.
Khác với dạng ấu trùng sùng đất của mình, chỉ phá hại gốc rễ của cây trồng. Thì bọ rầy phá hại cả phần thân trên của cây trồng.
Phân biệt sùng đất với một số loài ấu trùng gây hại khác
Sùng đất thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số loài ấu trùng côn trùng khác như: Chà là, Kiến Vương và Đuông dừa. Ấu trùng Đuông dừa khi mới nở có màu trắng. Chiều dài cơ thể có thể lên tới 4 đến 5cm. Và ấu trùng Đuông dừa không có chân. Đuông chà là thật chất là cùng một loại với Đuông dừa. Nhưng do khác biệt về thức ăn nên chúng có màu trắng ngà (trắng sữa).
Còn ấu trùng kiến vương thì ngoại hình gần như y hệt loài sùng đất. Tuy nhiên nếu sùng đất chỉ được tìm thấy ở gốc rễ cây trồng và phân chuồng hoại mục. Thì ấu trùng kiến vương được tìm thấy ở nhiều nơi như thân dừa, thân mía, lá mía,… Do đó khác với sùng đất chỉ cắn phá bộ rễ. Ấu trùng kiến vương còn phá hại cả phần thân trên của cây trồng.
Mách bạn một số cách phòng trừ sùng đất
- Hạn chế sự có xuất hiện của sùng đất bằng cách xử lý đất trồng và phân chuồng hoại mục trước khi sử dụng. Ban Công Xanh gợi ý một vài cách xử lý đất và phân chuồng chính là phơi khô đất và phân bón. Đặc biệt đối với phân chuồng hoại mục, bà con cần xay nhuyễn để diệt sùng có trong phân.
- Tiêu diệt sùng đất bằng cách dùng mồi dẫn dụ và bắt thủ công bằng tay. Sử dụng phương pháp này để làm giảm và kiểm soát số lượng sùng đất có trong vườn.
- Trồng hoa dã quỳ xung quanh vườn để xua đuổi sùng đất. Bà con cũng có thể cắt nhỏ cây dã quỹ sau đó đem trộn với đất trồng để nâng cao tính hiệu quả trong việc đuổi sùng.
- Diệt sùng đất bằng vôi cũng là phương pháp hiệu quả.
- Khi nhận thấy số lượng sùng đất vượt quá tầm kiểm soát. Bà con cần tiến hành diệt sùng đất bằng các phương pháp có tính hiệu quả cao. Điển hình là sử dụng thuốc trừ sùng hóa học.
Lời kết
Bài viết trên là những chia sẻ và tổng hợp của Ban Công Xanh về những đặc điểm hình thái và sinh học của sùng đất. Ban Công Xanh hi vọng đã có thể cung cấp cho các bạn đọc những kiến thức hữu ích về loài ấu trùng gây hại khó chịu này. Mong rằng qua bài viết, bà con có thể xác định được tình hình vườn của mình gặp phải. Và có biện pháp phòng trừ thích hợp nhất. Chúc khu vườn của bà con luôn tươi tốt và khỏe mạnh.
Xem thêm: Diệt sùng đất trong giá thể trồng — Kẻ chuyên phá hại rễ cây