Việc sâu bệnh côn trùng phá hại làm giảm năng suất cây trồng là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay của bà con nông dân phải đối mặt. Trong đó có loài bọ trĩ, loại côn trùng vô cùng phiền phức nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đặc biệt là đối với hoa hồng. Ở bài viết này, Ban Công Xanh sẽ thông tin đến các bạn đọc về nơi phân bố và ký chủ của bọ trĩ hại hoa hồng.
Thông tin sơ lược về bọ trĩ hại hoa hồng
Bọ trĩ (hay còn được gọi là bù lạch) là loại côn trùng phá hại vô cùng phiền phức. Chúng phá hại hầu hết tất cả các loại cây trồng. Bọ trĩ là một loài côn trùng đặc biệt khó phòng trị do có tính kháng thuốc rất cao.
- Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis.
- Thuộc bộ: Cánh tơ.
- Thuộc họ: Thripidae.
Phân bố và ký chủ bọ trĩ
Bọ trĩ được phát hiện xuất hiện phổ biến tại vùng Đông Nam Á và vùng Nam Á. Các nước đã ghi nhận được sự xuất hiện của loài bọ trĩ là Afghanistan, Ấn Độ, Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Triều Tiên, Indonesia, Lào, Malaysia, miền Nam nước Nhật, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và trong đó có cả Việt Nam.
Bọ trĩ gây hại nhiều loại cây trồng khác nhau. Theo ghi nhận nghiên cứu thì chúng phá hại hầu hết các loại cây trồng. Theo số liệu thì bọ trĩ được tìm thấy ở 70 loại cây trồng khác nhau, từ cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa đến các loại cây rau màu. Trong đó, ký chủ chủ yếu của bọ trĩ chính là cây lúa. Tuy nhiên ngoài cây lúa, bọ trĩ còn tấn công nhiều loại cây trồng khác như bắp, mía, thuốc lá, cây họ đậu, cây họ bầu bí, cây cảnh, hoa cảnh, bonsai,…
Bọ trĩ cũng là một trong những sâu hại chính trên cây hoa hồng, tác nhân làm giảm năng suất và ảnh hưởng tới chất lượng của cây hoa hồng.
Một số đặc điểm và thông tin của cây hoa hồng
Hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, là loài cây có nhiều cành và gai cong. Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim mọc cánh. Xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. Hoa hồng thuộc loài hoa lưỡng tính, nhị đực và cái trên cùng một bông hoa.
Hoa hồng có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng. Mùi thơm của hoa hồng dễ lan tỏa thoang thoảng trong không gian. Cánh hoa mền và mỏng nên rất dễ bị dập nát. Ngoài ra, hoa hồng có rất nhiều màu sắc đa dạng như hồng, trắng, vàng, đỏ,….
Hoa hồng được trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng. Nên việc tưới nước quá nhiều hay môi trường quá ẩm là điều kiện thích hợp cho sâu hại, bệnh nấm tấn công cây. Hoa hồng là đối tượng gây hại chính của một số loại sâu bệnh hại như bệnh nấm cây, bệnh đốm đen, bệnh gỉ sắt và một số loài côn trùng như rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…
Một số cách phòng trừ bọ trĩ gây hại hoa hồng
- Bọ trĩ tấn công đặc biệt mạnh vào thời điểm trời nắng nóng. Nên cần phải tưới nước đầy đủ và thích hợp cho cây.
- Có thể sử dụng mái che bằng lưới cho hoa để hạn chế sự tấn công từ bên ngoài của bọ trĩ.
- Sau mưa, bà con nên phun một số loại thuốc để ngăn ngừa và tăng sức đề kháng cây.
- Nên chú ý thường xuyên cắt tỉa các cành lá trong vườn. Nhằm tránh tạo điều kiện cho bọ trĩ trú ẩn và lan rộng. Ngoài ra, thường xuyên cắt tỉa vườn tược còn giúp tạo điều kiện cho cây phát triển. Không khí rộng rãi, thoải mái sẽ hạn chế việc các cây sẽ tranh nhau không gian sinh trưởng.
- Phun thuốc theo định kỳ và khi cây ra búp, ra nụ, chuẩn bị nở hoa.
- Phòng trừ bọ trĩ bằng cách thu hút và nuôi các loài thiên địch có lợi.
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ bọ trĩ sinh học. Phòng trừ bọ trĩ bằng dung dịch từ ớt tỏi gừng, dầu thực vật và xà phòng, sử dụng hoa cúc,…
- Khi mật độ bọ trĩ vượt quá tầm kiểm soát thì bà con cần sử dụng các biện pháp phòng trừ có tính hiệu quả cao như dùng thuốc hóa học, thuốc trừ bọ trĩ,…
Xem thêm: Cách phòng trừ rệp hại cây trồng đơn giản, hiệu quả cao
Lời kết
Bài viết trên là những tổng hợp và chia sẽ của Ban Công Xanh về nơi phân bố và ký chủ của bọ trĩ hại hoa hồng. Ban Công Xanh hi vọng những chia sẽ trên của Ban Công Xanh sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc khu vườn đặc biệt là vườn hoa hồng của mình. Chúc khu vườn của các bạn ngày càng tươi tốt và khỏe mạnh.