Lan muốn phát triển tốt cần một giá thể phù hợp. Có nhiều vật liệu có thể làm giá thể cho lan như vỏ thông, than củi, dớn trắng,.. trong đó có dớn bảng. Bài viết sau đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dớn bảng cũng như các bước sử dụng dớn bảng ghép lan – tạo giá thể mới cho lan.
Dớn bảng ghép lan là gì?
Tại các mảnh rừng trồng cây dương xỉ khi đã đủ lớn, người ta cưa thân cây để thu hoạch. Các thân cây khổng lồ này được chở đến nhà máy để tiếp tục xử lý. Tại đây, người ta cưa thân cây thành các bảng phẳng tăm tắp với mọi kích thước để mọi nhu cầu của người sử dụng. Bạn có thể ghép một bảng nhỏ từ hai – ba cây đến một bảng dài cả mét với hàng chục cây phong lan!
Dớn bảng được nhà vườn ưu thích bởi đặc tính chậm phân hủy, có thể sử dụng lên đến 3 năm. Dớn còn có thể giữ ẩm tốt, và thoáng rễ nhờ vào cấu trúc sợi. Dớn từ dương xỉ cũng ít bị nấm mốc, ít tích tụ muối theo thời gian, trọng lượng nhẹ.
Bên cạnh đó, dớn cũng có nhược điểm là hấp thu phân bón kém. Phân bón có thể bị trôi tuột trước khi cây kịp hấp thụ. Nếu trồng ở môi trường nắng nhiều, cần chú ý bổ sung nước do dớn bảng mau khô.
Các bước sử dụng dớn bảng ghép lan
Xử lý dớn bảng trước khi ghép
Xử lý Giá thể trồng rất quan trọng. Điều này còn quan trọng hơn cả việc ghép lan vào dớn. Dớn bảng ghép lan nếu không được xử lý kỹ có thể khiến rễ lan bị nhiễm các mầm bệnh. Các chất độc tồn đọng trong dớn, nấm, vi khuẩn và côn trùng có thể làm chết lan.
Các bước xử lý dớn bảng:
Bước 1: Rửa sạch bằng nước. Bạn phải loại bỏ tất cả đất, cát, lá và vỏ cây khỏi giá thể dớn
Bước 2: Ngâm trong hỗn hợp 100 gam vôi sống và 10 lít nước. Hoặc bạn có thể dùng Physan 20 với liều lượng 20cc pha trong 10 lít nước. Bạn ngâm càng lâu càng tốt để diệt nấm, côn trùng gây hại như rết, ốc, dế, gián, mối, kiến … Nếu ngâm lâu cũng có thể diệt được mầm cỏ.
Sau khi xả sạch, để dớn phơi khô dưới nắng lớn 1-2 ngày
Bước 3: Rửa sạch nhiều nước. nước, rửa sạch nước vôi hoặc thuốc còn sót lại
Xử lý cho Hoa Lan trước khi gắn ghép
Bước 1: Cắt tỉa toàn bộ rễ già khô hoặc rễ hư. Bạn phải cắt tất cả các rễ bị hư hỏng để tránh bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Đảm bảo sử dụng dụng cụ cắt tỉa sắt và khử trùng để vết thương nhanh lành và không bị mầm bệnh tấn công.
Bước 2: Ngâm rễ trong Hỗn hợp 1cc Physan 20 và 1 lít nước khoảng 15-20 phút. Sử dụng Physan 20 để ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công Phong lan
Bước 3: Ngâm trong hỗn hợp 1cc Vitamin B1, 0,5cc Atonik và 5g Ridomil Gold trong 1 lít nước khoảng 1-2 giờ. Nó giúp kích thích rễ và mầm lan nảy mầm. Nhưng bạn chỉ ngâm rễ Lan và thân già, không ngâm nụ và mầm, những mầm này sẽ dễ bị cháy. Sau khi ngâm cây lan cần được để khô ráo trước khi tiến hành ghép vào dớn. Tiến hành ghép cây dương xỉ vào bảng dớn
Để ghép lan, tiến hành bẻ sợi kẽm thành hình chữ U và gắn vào đoạn rễ sao cho các nốt của rễ hướng ra ngoài. Một số người thường nghĩ hướng vào trong sẽ giúp rễ lan dễ mọc bám vào bảng dớn hơn. Tuy nhiên, khi không khí thoáng đãng, các nốt rễ hô hấp tốt, chúng sẽ tự đi tìm nguồn nước! Bạn có thể ghép thêm một số sợi chữ U để cố định rễ tốt hơn. Tuy nhiên, cần chú ý cẩn thận ở giai đoạn này để làm giập nốt rễ. Một mẹo nhỏ là bạn ghép càng chắc thì rễ sẽ càng nhanh bám và cây con sẽ càng khỏe hơn.
Mẹo:
Bạn có thể lót một lớp dớn trắng (Sphagnum Moss) vào giữa bảng dớn và cây để tạo môi trường ẩm hơn cho cây. Quấn thêm dớn trắng xung quanh các rễ còn giúp rễ định hướng phát triển tốt hơn. Phương pháp này thường được người chơi lan gọi là làm tã cho cây!
Chọn những cây lan có cùng kích cỡ, độ tuổi để ghép vào cùng một bảng. Việc này giúp bạn dễ theo dõi tình trạng cây trong suốt quá trình chăm sóc hơn. Bởi không phải ở thời kỳ nào lan cũng cần một lượng nước hoặc dinh dưỡng giống nhau. Việc ghép cây cùng trạng thái cũng giúp các cây ra hoa đều nhau, và chậu lan của bạn sẽ đẹp hơn gấp nhiều lần.
Xem thêm: Những ứng dụng tuyệt vời của dớn trắng trồng lan
Chăm sóc Lan sau khi ghép
Sau khi Lan ra rễ dài khoảng 3 – 5cm, bạn có thể dùng phân bón có kiểm soát để kích thích ra rễ và phát triển.
Bạn nên sử dụng phân bón có nồng độ Nitơ cao để tăng khả năng nảy mầm của rễ và lá Lan. Bón phân NPK 30-10-10 và Vitamin B1 hoặc Root Plex 1 lần 1 tuần hoặc 10 ngày. Việc bón phân giúp cung cấp chất dinh dưỡng để lan phát triển rễ và các mầm lan mới.
Mẹo: Cần lưu ý không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với rễ Phong lan. Nó có thể làm cho rễ bị cháy do nồng độ axit trong phân bón.
Sau 2 tháng khi rễ đã dần ổn định, bạn có thể dùng NPK 20-20-20 + TE kết hợp vitamin B1 và Atonik hoặc Dekamon.
Xử lý dớn bảng ghép lan khi lan lớn
Chúng tôi khuyên bạn không nên thay giá thể dớn bảng trong điều kiện bình thường. Rễ lan đã bám rất chắc vào các sợi trên bảng dớn. Việc thay bảng dớn dù khéo léo đến đâu cũng sẽ gây ra những tổn thương cho cây. Trừ khi xuất hiện những vấn đề nhiễm khuẩn, nấm mốc trên bảng dớn mà các biện pháp phun xịt sát khuẩn không thể trị được.
Nhưng bảng dớn cũng sẽ phân hủy mục nát sau 2-4 năm. Và bạn cũng không thể giữ mãi lan trong giá thể đó, lan cần không gian hơn để phát triển! Giải pháp đưa ra rất đơn giản! Chọn mua một bảng dớn mới có kích cỡ lớn hơn, sử dụng kẽm hoặc các cách ghép nối khác để ghép vào bảng dớn cũ. Khi chăm sóc, tưới nước trên bảng dớn lớn để rễ lan theo nguồn nước mà bám vào. Với những phần đã mục trên bảng dớn cũ, bạn có thể nhẹ nhàng gỡ ra khỏi giá thể. Thật đơn giản phải không nào?
Xem thêm:
Thay chậu cho hoa lan – Tưởng khó mà dễ với các bước hướng dẫn siêu cụ thể
Cách chọn và phối trộn giá thể giá thể tốt nhất cho các loại hoa lan