Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Cải tạo đất mặn từ A – Z

Cải tạo đất mặn từ A - Z

Đất nhiễm mặn là một tình trạng phổ biến trong canh tác nông nghiệp. Vấn đề này càng đặc biệt hơn với kiểu khí hậu của Việt Nam. Chính vì thế mà bà con nông dân, các nhà vườn thường phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Đất sống thì cây mới khỏe. Hiện tượng đất nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cây trồng sinh trưởng, phát triển. Vì thế làm giảm sút chất lượng, sản lượng và năng suất nông sản. Với nhiều hộ gia đình, điều này tác động đến nguồn thu nhập chính của họ. Vậy, bài viết này Bancongxanh.com sẽ tổng hợp các kiến thức về cải tạo đất mặn từ A – Z. Nếu bạn quan tâm, cùng theo dõi bài viết để rõ hơn nhé.

Khái niệm đất mặn trong canh tác nông nghiệp

Cải tạo đất mặn từ A - Z 1Với bà con nông dân, khái niệm đất mặn trong canh tác đã không còn quá xa lạ. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể hiểu theo cách đơn giản, thiết thực mà chính xác nhất. Đất mặn là đất trồng có chứa nhiều muối dạng hòa tan. Những dạng muối tan thường thấy trong đất mặn như là NaHCO3, MgCL2, CaCl, Na2SO4,…

Toàn bộ muối có những nguồn gốc khác nhau. Phải kể đến như là nguồn gốc biển, nguồn gốc lục địa, nguồn gốc sinh vật học,…Tuy nhiên, sau cùng thì nguồn gốc nguyên thủy, sơ khai chính là từ thành phần khoáng trong đá núi lửa. Ở quá trình đá phong hóa, các muối dạng hòa tan này có xu hướng di chuyển tập trung về những dạng địa hình trũng. Và quan trọng là những địa hình này không có khả năng thoát nước.

Đối với kiểu khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều ở Việt Nam thì quá trình phong hóa đá đặc biệt xảy ra một cách mạnh mẽ. Thậm chí với những muối khó tan như là CaSO4, CaCO3,… Tất cả các chất này đều sẽ bị hòa tan và sau đó rửa trôi, chảy ra sông, về với biển.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thực trạng đất nhiễm mặn

Ở Việt Nam, thực trạng đất nhiễm mặn trở nên phổ biến. Đặc biệt tập trung ở những vùng như là Đồng Bằng Sông Cửu Long, Thái Bình hay Nam Định. Vậy nguyên nhân gây đất mặn do đâu mà có?

Đầu tiên cần kể đến những tác động từ tự nhiên. Đất nhiễm mặn do sự xâm thực của nước biển, theo đường sông hay là các mạch nước ngầm vào đất. Một số thành phần gây mặn đã tích tụ lâu ngày. Điều này khiến cho đất trồng, đất canh tác của bà con bị nhiễm mặn.

Bên cạnh sự tác động của tự nhiên, không thể thiếu những hoạt động của con người. Mà ở đây, yếu tố con người mới là chủ chốt, là quan trọng hơn hết. Qua quá trình canh tác, con người đã phần nào làm ảnh hưởng, gây hại đến sức khỏe đất trồng.

Bà con nông dân thường xuyên sử dụng nước tưới cho cây là nước được lấy từ sông về. Vì vậy mà đất trồng nhiễm mặn do bị tích tụ muối. Bởi lẽ trong lưu lượng nước sông lấy về chứa một khối lượng muối khoáng lớn.

Phân loại các kiểu đất mặn chi tiết

Để đề xuất được biện pháp cải tạo đất mặn phù hợp, hiệu quả, nhà vườn cần biết được chính xác kiểu đất mặn trong khu vườn canh tác là gì. Đất mặn đang ở mức trung bình, bình thường hay nghiêm trọng. Với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, Bancongxanh.com có thể giúp bạn phân loại.

Đất mặn sẽ được phân chia dựa trên mức độ nhiễm mặn thành 3 loại. Bao gồm đất không mặn, đất mặn yếu và đất muối. Đối với đất không mặn, nghĩa là đất chứa lượng muối ở dạng hòa tan thấp hơn 0,35%. Đất mặn yếu sẽ có lượng muối hòa tan trung bình từ 0.3 – 0.6%. Đất mặn mạnh từ 0.6 – 1%. Cuối cùng là mức cao nhất, đất muối là đất mặn trên 1%.

Ngoài ra, còn có một cách phân chia kiểu đất mặn khác đó là dựa vào lượng anion có trong đất. Với cách này, các kiểu đất mặn có được là: Mặn clorit, mặn sunfat – clorit, mặn clorit – sunfat và mặn cacbonat. Trong số kể trên thì kiểu đất mặn cacbonat natri được xem là đất mặn có tác động độc hại nhất. Nguyên nhân là do xođa tron đất sẽ tiến hành phân giải, hình thành nên kiềm rất mạnh.

Một cách chia nữa đó là chia dựa vào hàm lượng cation. Đất mặn sẽ được phân thành mặn Mg, mặn Ca, Mặn Na – Ca, mặn Ca – Na, mặn Na – Mg,…

Hậu quả của đất nhiễm mặn

Cải tạo đất mặn từ A - Z 2Đất trồng bị hư hại trong lâu dài

Trước tiên, hậu quả của đất nhiễm mặn cần phải kể đến đó là gây hại đến sức khỏe đất trong lâu dài. Đất canh tác bị dư thừa muối khiến cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên một cách đáng kể. Điều này sẽ tác động đến cây trồng như sau:

  • Quá trình trao đổi nước của cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên cây trồng sẽ bị héo trong lâu dài.
  • Hệ thống rễ cây sẽ bị ức chế hút khoáng, cây trồng sẽ bị thiếu năng lượng để phát triển.
  • Sự tổng hợp chất cytokinin sẽ bị gián đoạn hay thậm chí là ngừng hẳn. Điều này làm hại đến sức khỏe của các bộ phận, các cơ quan bên trên bề mặt đất.
  • Quá trình vận chuyển cũng như phân bố các chất đồng hóa bị kìm hãm. Do vậy mà toàn bộ chất hữu cơ trong lá sẽ không thể nào tích tụ được ở những bộ phận khác trên cây.
  • Tính thấm của màng bị rối loạn do sự dư thừa ion. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất. Đồng thời, cây sẽ bị tích tụ nhiều hơn các axit và amin.

Cây sinh trưởng, phát triển kém

Bởi lẽ sức khỏe của đất trồng tác động ít nhiều đến sức khỏe, năng suất của cây xanh. Vì thế mà sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng trên đất nhiễm mặn cũng sẽ trở nên khó khăn, yếu kém hơn. Sự xâm nhập mặn ảnh hưởng đến cây trồng một cách rõ rệt.

Đối với những cây mà khả năng chịu mặn kém thì các chức năng sinh lý sẽ bị kìm hãm, ngăn chặn. Nếu như nồng độ muối dạng tan trong đất càng lớn thì sự kìm hãm sinh trưởng này càng nghiêm trọng hơn. Từ đó, cây không thể tiếp tục phát triển được, gây hại đến những vụ mùa canh tác kế tiếp.

Cải tạo đất mặn từ A – Z đơn giản, an toàn, hiệu quả

Cải tạo đất mặn bằng canh tác

Có nhiều cách cải tạo đất mặn khác nhau, song phương pháp canh tác này vẫn được áp dụng phổ biến, được đánh giá cao nhất. Cụ thể, bà con sẽ tiến hành cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản.

Ngoài ra, ta nên kết hợp nuôi trồng thủy hải sản, trồng cói. Đặc biệt luân canh với những cây trồng có khả năng chịu mặn tốt rồi trồng lúa sau cùng. Như vậy thì hiệu quả canh tác sẽ đạt mức cao nhất, ấn tượng nhất. Đồng thời góp phần nâng cao năng suất nuôi trồng trên đất mặn.

Tăng cường việc bón phân hữu cơ cho đất trồng. Sử dụng một số sản phẩm phân bón uy tín, chất lượng như là phân trùn quế, phân bò ủ hoai,… Các sản phẩm này hiện bán tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Ban Công Xanh với giá thành phù hợp, lý tưởng. Nhà vườn có thể tham khảo. Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, làm giàu, màu mỡ cho đất.

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp thủy lợi

Hiểu một cách đơn giản thì biện pháp thủy lợi đó là sử dụng nước tưới để loại bỏ toàn bộ muối thừa dạng hòa tan ra khỏi đất canh tác. Vậy, chìa khóa để cải tạo đất mặn bằng biện pháp này hiệu quả đó chính là xây dựng một hệ thống thủy lợi thật tốt, thật hoàn chỉnh. Từ đây ta có thể thuận tiện đưa nước vào thẳng bên trong cánh đồng.

Bên cạnh đó nhà vườn cũng cần phải tiêu bớt lượng nước ngầm, hạ mực nước ngầm về mức đúng chuẩn. Các hệ thống đê điều cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kiên cố trở lại. Xây dựng các mương máng nhằm ngăn ngừa nước biển xâm nhập. Điều này là vô cùng quan trọng, cần thiết bởi có thể bị nước biển tràn lan vào.

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp sinh học

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp sinh học nghĩa là tiến hành chọn lọc, lai tạo nhiều giống cây phù hợp với đất. Đó phải là những giống cây mới với khả năng chịu mặn cực tốt. Như vậy thì mới đủ khả năng, đủ sức sinh trưởng, phát triển trên vùng đất đang nhiễm mặn.

Cụ thể, với những mảnh đất độ mặn thấp thì có thể trồng lúa, đậu phộng, cà chua, dưa leo, tỏi,.. Với đất mặn trung bình thì trồng đậu nành, củ cải đường, bí xanh hay đậu đũa,.. Đối với đất nhiễm mặn ở mức cao thì chỉ phù hợp với một số đối tượng cây nhất định như sa bô chê, dừa hay mãng cầu,..

Để cải tạo đất mặn bằng biện pháp sinh học thành công thì bà con nông dân hãy xác định đúng chuẩn độ mặn của đất. Từ đó lựa chọn giống cây trồng thích hợp. Ngoài ra, gợi ý một số loại cây ăn quả có thể chịu được mức mặn trung bình như là cam, me, quýt, xoài, bưởi,… Cây ăn quả chịu được độ mặn khá như dừa, mãng cầu xiêm, xoài, nho, mít, ổi,…

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp bón vôi

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp bón vôi sẽ giúp rửa mặn hiệu quả. Đồng thời tháo nước ngọt, bổ sung nhiều chất hữu cơ cho đất trồng. Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm phân hữu cơ, phân xanh đã qua xử lý, ủ hoai để gia tăng lượng mùn cho đất. Từ đó tạo điều kiện cho hệ thống vi sinh vật sinh trưởng, phát triển. Qua đây phần nào làm giảm bớt tỷ lệ sét, gia tăng hạt limon, keo và giúp đất thêm màu mỡ, tơi xốp.

Phần kết

Trên đây là tổng hợp các biện pháp cải tạo đất mặn từ A – Z. Đồng thời cũng đã cung cấp các kiến thức liên quan đến vấn đề đất trồng canh tác trong nông nghiệp. Hi vọng bà con sẽ luôn luôn quan tâm đến sức khỏe đất trồng, có những cách cải tạo phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất lượng, năng suất nông sản. Xin cám ơn!

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *