Cây Lộc Vừng (Tên khoa học: Barringtonia )
Giới thiệu về cây Lộc vừng
Cây lộc vừng có 3 loại: Cây lộc vừng hoa đỏ, cây lộc vừng hoa chùm và cây Rau vừng (cây Chiếc). Thuộc họ thực vật Lacythidaceae. Dựa vào hình dạng quả và màu sắc hoa mà cây mà cây được chia làm 3 loại. Cây lộc vừng hoa đỏ có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây lộc vừng hoa chùm có tên khoa học là Barringtonia racemosa ( L. ) Roxb. L. Cây Rau vừng (cây Chiếc) tên khoa học là Barringtonia asiatica.
Cây lộc vừng có nhiều loại nhưng đều có những đặc điểm chung như: Lộc Vừng là cây thân gỗ lâu năm. Cây với chiều cao trưởng thành có thể lên đến 15 – 20m và đường kính thân 40 – 50cm. Thân cây lúc còn non có màu xanh khi về già thân sần sùi có màu màu xám chuyển sang nâu. Lớp vỏ cây nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật. Thịt vỏ đỏ hồng, nhiều sơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Cây có cành nhánh nhiều, tán lá rộng.
Lá đơn, mọc cách, lá thuôn tròn và hơi to, có hình trứng ngược hay hình bầu dục, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, thót dần về phía cuống. Lá lộc vừng có màu xanh mướt. Đặc biệt khi mới nhú lá có màu của lộc non. Khi già, bề mặt lá nhẵn, mép có răng cưa nhẹ mềm mại, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới, gân bên nổi rõ, cuống ngắn, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm.
Lộc vừng có cụm hoa mọc dài từ 6 – 10cm với các màu đỏ, trắng hồng, mềm mại và đầy quyến rũ. Đặc biệt hoa lộc vừng chỉ nở vào ban đêm với mùi hương thoang thoảng, thường hay nở rộ vào đầu tháng 3.
Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng
Cây được nhân giống bằng gieo hạt, giâm cành hay chiết cành.
Gieo hạt lấy hạt đã “chín cây” gieo vào đất. Nhân giống chiết cành vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) . Nhân giống bằng cách giâm cành vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới đem trồng.
Tuy nhiên chiết cành là phương pháp phổ biến. Chọn những cành bánh tẻ, lộ sáng ở giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh “dẫn thủy – liền sẹo” khó phát rễ trong bầu đất). Cạo sạch tơ, lau sạch mủ nhựa (quan trọng). Cành chiết sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm hay sơ dừa đã được xử lý ấp vào nơi chiết. Bọc bằng nilon đục lỗ để dể kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
Cách chăm sóc cây Lộc vừng
Lộc vừng là cây chịu hạn và chịu úng tốt, nên không kén nơi trồng. Cần chọn nơi thoáng mát đủ sáng để cây phát triển đều.
Trồng chậu cần chọn chậu có lỗ thoát nước. Chậu không có lỗ thoát nước bị ứ nước làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới. Dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong bể, chậu về mùa mưa không thoát được nước. Sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không cứu chữa kip thời thì cây cũng chết. Trồng cây trong chậu thì nên tưới nước định kỳ 2-3 ngày/ lần.
Trồng ở sân vườn rễ cây sẽ phát triển rất sâu hút chất dinh dưỡng trong lòng đất. Không cần phải tưới nước quá nhiều. Mới trồng cây cần chống cọc đỡ cây, tránh cây đỗ ngã.
Định kỳ bón phân 1 tháng/ lần. Các loại phân bón có thể dựng là NPK, phân hữ cơ, phân vô cơ,… theo liều lượng phù hợp.
Sau khi lộc vừng sinh trưởng và phát triển tốt, nếu thấy cây nhiều cành thì tiến hành tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng,cành khỏe.
Nếu thấy có hiện tượng héo lá, cây không ra hoa hay cành chết, cần đảm bảo cây không bị úng nước và không sâu bệnh. Cây rất ít bị sâu bệnh, nếu có hiện tượng sâu bệnh cần phải phun thuốc ngay.
Điều kiện khí hậu: mọi điều kiện
Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng trồng Lộc vừng:
Cây ưa sáng, ưa nắng. Cần nhiều sáng và ánh nắng trực tiếp để sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa đều đặn.
Yêu cầu đất trồng cho Lộc vừng
Cây không kén đất, có độ thích nghi cao. Cần chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.