Đất nhiễm phèn là loại đất khó nhằn nhất khi rất hiếm cây trồng có thể phát triển được. Loại đất này bản chất đã mất đi khả năng tái tạo lại các chất dinh dưỡng, đất khô hạn và chứa các chất độc hại. Hầu hết các cây trồng ở Việt Nam đều chỉ sống được trong môi trường trung tính. Đã rất nhiều người nông dân phải từ bỏ vùng đất phèn vì không thể cải tạo được, nếu cải tạo thì mất quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, thay vào đó các bạn vẫn có thể trồng được các loại cây chịu phèn tốt. Bài viết này, Ban Công Xanh chúng mình sẽ chia sẻ các loại cây chịu phèn phổ biến trên thị trường nhé!
Cây chịu phèn là loại cây gì?
Trước hết, phải nói đến đất phèn. Đất phèn là loại đất chứa nhiều gốc sunfat và độ pH thấp. Các vùng đất dễ bị nhiễm phèn thông thường là đồng bằng, khu vực ven biển hoặc nơi có xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Đối với vùng đất đồng bằng, khi tưới nước đọng lại ở trũng dễ gây phèn, lâu dài nhiễm vào đất trồng. Các vùng ven biển khi mực nước biển dâng lên sẽ gây quá trình phèn hoá. Sinh vật có chứa lưu huỳnh khi phân huỷ sẽ tạo ra chất độc H2S xâm nhập vào đất gây đất nhiễm phèn.
Mỗi cây trồng đều có một tiêu chuẩn riêng về độ pH. Các loại cây chịu phèn thường sẽ sinh trưởng tốt trong đất trồng có độ pH từ 5.0-7.0 là lý tưởng. Tuy chịu được phèn, nhưng các bạn cũng phải cải tạo đất trong trạng thái tốt nhất có thể. Vậy nên trước khi trồng bạn cần bón phân DPA hoặc NPK và bón vôi cho đất.
Dấu hiệu nhận biết đất bị nhiễm phèn
- Đất trồng có độ phì nhiêu, tơi xốp thấp, nghèo đạm. Cây trồng bị còi cọc, kém phát triển.
- Khi quan sát bằng mắt thường dễ nhận thấy mặt đất khô ráp, nứt nẻ và cứng.
- Thành phần cơ giới nặng nề.
- Độ pH khá thấp <4, đất phèn có độ chua khá cao.
- Trong đất có chứa các chất độc hại như: H2S, Fe3+, CH4,…
Các loại cây chịu phèn tốt mà bạn nên biết
Rau trồng
Các loại rau hiện nay đề có thể thích nghi đất có độ pH từ 6.0 – 7.0. Nếu trồng trong độ pH thấp hơn thì cây vẫn có thể sống được nhưng khá còi cọc và kém phát triển. Vậy nên, nếu đất bạn bị nhiễm phèn có thể bón vôi và trồng các loại rau sau đây:
1. Rau muống
Bản chất rau muống là một loại rau cực kì dễ sống và không hề kén đất trồng. Đất thích hợp để trồng rau muống là đất có độ pH trong khoảng từ 5.3 – 6.5. Nhưng bất ngờ hơn là nếu trồng rau muống trong độ pH thấp hơn thì cây vẫn có thể phát triển như thường.
2. Rau ngót
Rau ngót có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất. Tuy nhiên để phù hợp và cho năng suất cao nhất, cần trồng trong đất thịt nhẹ, đất cát pha. Độ pH mà cây rau ngót có thể chịu được là từ 5.5 – 7.0.
3. Su hào
Bạn có thể trồng cây su hào ở trên đất nhiễm phèn sau khi đã bón vôi cho đất. Loại cây có độ thích nghi tốt và có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất nhiễm phèn hay đất kiềm. Độ pH thích hợp để trồng cây su hào phát triển tốt nhất là đất hơi chua từ 4.5-5.5 hoặc đất kiềm 6.0-7.0.
4. Rau dền
Rau dền có thể trồng và phát triển tốt nhất ở đất có độ pH từ 5.5 – 6.5 là thích hợp. Tuy nhiên đối với đất có độ pH thấp hơn từ 4.0-5.0 vẫn có thể trồng rau dền được.
Cây trồng
1. Cây mía
Cây mía rất dễ trồng, không cần phải chăm sóc nhiều vẫn có thể phát triển tốt. Cây có thể sống được ở những nơi đất sét nặng cũng như trên đất than bùn, đất cát, đất chua mặn,…Độ pH để trồng cây mía có thể từ 4-9 độ. Tuy nhiên để phù hợp nhất là từ 5.5-7.5
2. Cây chè
Bạn có thể trồng chè tại đất phèn. Cây chè được lựa chọn để trồng trên các vùng đất nhiễm phèn để đảm bảo năng suất cao nhất. Độ pH thích hợp để trồng cây chè là 4.5 – 5.5.
3. Thanh long
Độ pH mà cây thanh long có thể thích nghi và phát triển là từ 4.0 – 6.0.
4. Lúa kháng phèn, lúa chịu phèn
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho ra các giống lúa có khả năng chịu phèn chịu mặn cực mạnh. Dù là trồng trên đất nhiễm phèn hay sống trong thời tiết khắc nghiệt, các giống lúa trên vẫn thể hiện được các tính năng vượt trội như kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, chống đổ ngã.
5. Bạch đàn
Cây bạch đàn có thể phát triển trên đất trồng có độ pH từ 4.5 – 6.5.
6. Cây dứa
Cây dứa khá thích hợp đối với đất chua có độ pH từ 4.5 – 5.5. Dù cho trồng cây dứa trên đất phèn có độ pH <4 thì cây vẫn có thể sống như thường.
7. Chôm chôm
Cây chôm chôm có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đát phù sa, đất thịt pha cát. Tuy nhiên cây vẫn có thể phát triển ở đất trồng có độ pH từ 4,.5 – 5.5.
8. Cây dừa
Cây dừa có thể chịu được đất có độ pH từ 4.5 đến 8. Miễn sao là vùng đất bị ngập úng hay khô hạn. Ở các vùng mặt dừa có trái nhỏ.
Lời kết
Sau bài viết này, bạn sẽ nhận thấy vẫn khá nhiều loại cây có thể trồng được trên đất phèn. Nhưng trước khi trồng bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp cải tạo đất phèn để độ pH cân bằng hơn và tái tạo được chất dinh dưỡng nuôi cây trồng. Chúc bạn thành công!
Tham khảo bài viết: Cải tạo đất phèn từ A tới Z