Bí quyết chăm cây, Rau xanh - củ, quả

Kỹ thuật gieo hạt ngò gai tỉ lệ nảy mầm cao

Kỹ thuật gieo hạt ngò gai tỉ lệ nảy mầm cao

Ngò gai là loại rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Loại rau này được sử dụng nhiều ở trong các món bún, phở, canh để gia tăng hương vị. Vì việc sử dụng rộng rãi này nên nhiều người có xu hướng trồng ngò gai tại nhà. Tuy ngò gai là loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng đòi hỏi phải có một số biện pháp trồng nhất định. Bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ cách gieo hạt ngò gai sao cho tỉ lệ nảy mầm 100% nhé!

Thời vụ trồng ngò gai

Kỹ thuật gieo hạt ngò gai tỉ lệ nảy mầm cao 1Rau mùi tàu (tên gọi khác của ngò gai) có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, hai mùa vụ thích hợp nhất là mùa xuân và mùa thu. Cụ thể là vào tháng 2 và tháng 7 dương lịch. Sau khi trồng được 35 đến 40 ngày là có thể thu hoạch. Đối với lứa thứ hai sau khi thu lứa đầu thời gian phát triển nhanh hơn, khoảng 1 tháng.

Chuẩn bị đất trồng

Ngò gai đặc biệt phát triển tốt ở đất ẩm, đất mùn, giàu dinh dưỡng. Đất có độ pH trung tính từ 5,5-6,5.

Đất trước khi bón lót cần được cày ải, phơi kĩ để tiêu diệt các loại sâu, côn trùng trú ẩn dưới đất.

Nên bón xôi để xử lí đất trồng trước khi xới. Liều lượng được khuyên dùng là 30-50 kg / 1000m².

Nếu như đất trước đó đã từng trồng ngò gai, nay nếu muốn cải tạo đất để trồng vụ mới thì cần cho đất nghỉ. Ngâm đất trong vòng 1 tháng để loại bỏ mầm bệnh.

Trước khi tiến hành gieo hạt thì xới đất cho đất tơi, nhỏ ra. Lưu ý không làm đất quá nhuyễn vì đất dễ bị lèn khi mưa nhiều. Hạt giống ngò gai khi gieo cũng dễ bị vùi sâu trong đất, không thể phát triển.

Bón lót – Gieo hạt ngò gai

Trộn đất tới phân chuồng ủ hoa mục (bạn có thể sử dụng phân gà, bò tại nhà, xới và phơi khô). Sử dụng một lượng 55 – 70 kg / sào. Để diệt bỏ sâu bệnh trú ẩn trong đất triệt để, xử lí đất bằng Basudin với lượng 1 kg / sào.

Lưu ý: Không sử dụng quá nhiều phân bón hữu cơ trước khi gieo. Lý do là vì nếu gặp mưa nhiều phân hữu cơ sẽ giữ lại nước. Đất bị úng nước thì khi gieo hạt sẽ dễ bị thối.

Lên luống:

Lên liếp có chiều rộng trung bình từ 1,0 – 1,2 m. Chiều cao của luống từ mặt đất khoảng 15 – 20 cm. Mỗi liếp cách nhau khoảng 30 – 40 cm. Lắp đặt thêm  hệ thống thoát nước hoặc tạo đường rãnh để thoát nước tốt khi mưa to, kéo dài.

Chọn hạt giống ngò gai và xử lí hạt

Kỹ thuật gieo hạt ngò gai tỉ lệ nảy mầm cao 2Nên lựa chọn mua hạt ở địa chỉ uy tín. Kiểm tra sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu như bạn mua hạt giống tại điểm của người trồng ngò gai thì phải quan sát tình hình ruộng. Xem kĩ coi ruộng có bị nhiễm sâu bệnh hay không, đặc biệt là kiểm tra bệnh thối gốc do vi khuẩn. Chọn ruộng có đất màu mỡ, ít sâu bệnh và mục đích chính của họ là lấy giống.

Trước khi gieo hạt, mua hạt về bạn phải rửa và ngâm. Phơi hạt giống ngoài nắng khoảng 3 giờ. Đem hạt ngâm với nước ấm (nhiệt độ trung bình khoảng 50 độ C. Tỉ lệ pha là 2 nước sôi + 3 nước lạnh. Ngâm trong vòng 2-3 tiếng để hạt mau nảy mầm. Nhớ loại bỏ những hạt lép, sâu và bạc màu.

Kỹ thuật gieo hạt ngò gai

Tiến hành gieo hạt cần lưu ý không nên để hạt bị vùi sâu trong đất. Tưới qua một ít nước cho đất ẩm. Rải hạt lên với mật độ vừa phải. Khoảng 20 kg hạt / 1000m². Phủ đất lên không quá 1,5m. Tưới nước thường xuyên 2 lần / ngày vào sáng và chiều tối trong 7 ngày đầu. Duy trì độ ẩm cho đất khoảng 70 – 80% sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.

Tránh gieo hạt vào thời điểm có mưa nhiều, bão lũ. Để gieo hạt được đều thì chia hạt giống thành 2 lần gieo. Mỗi lần gieo trộn hạt giống với đất trồng và vải đều lên mặt luống.

Chăm sóc ngò gai sau khi gieo

Kỹ thuật gieo hạt ngò gai tỉ lệ nảy mầm cao 31. Tưới nước

Cây ngò gai thích sống trong điều kiện ẩm ướt. Nếu vào mùa khô nên chú ý vào việc tưới cây. Còn vào mừa mưa thì ngược lại, nếu mưa quá nhiều không nên tưới nước. Nếu để đất quá ẩm thì cây dễ bị nấm bệnh. Một số bệnh phổ biến có thể kể đến như bệnh thối rễ, bệnh chết nhanh. Nên đào rãnh thoát nước để tăng độ thoát nước.

2. Bón phân – Gieo hạt ngò gai

Để cây hấp thụ phân một cách dễ dàng, bạn nên tưới phân thay vì bón. Hoà tan phân bón với nước và tưới bằng bình hoa sen. Sau khi tưới phân xong lại tưới một lần nước để rửa sạch phân bám trên mặt lá. Khi mới đầu đọt non còn nhỏ, nằm sát mặt đất nên khá yếu.

Cần lưu ý không để đất cát phủ lên đọt non làm đọt dễ thối. Nếu thấy lá bị úa vàng, mỏng, mép lá cong lại thì bón thêm đạm Urê cho cây. Nếu nhận thấy tình trạng lá bị bạch tạng thì bón phân siêu bị lượng. Liều lượng đúng là 1kg / 1000m². Tưới nước phân như vậy cho đến khi cây hồi phục lại bình thường.

Phòng sâu bệnh hại

Khi mỗi lứa thu hoạch, bạn sẽ cắt phần thân, để lại gốc. Phần gốc lúc này yếu và dễ bị nấm bệnh, vi khuẩn héo xanh tấn công. Chỉ trong vài ngày, vườn rau mùi gai của bạn có thể bị chết hết. Vậy nên sau khi thu hoạch cần phun thuốc trừ nấm, kháng khuẩn cho cây như: Validacin, Kasumin, Fitsan,…Liều lượng chú ý trên bao bì.

Vì là loại rau gia vị có mùi thơm, nên cây có khả năng xua đuổi các loại công trùng. Nhưng cây vẫn bị loài nhện đỏ tấn công thường xuyên. Nhện đỏ làm lá bị quăn và co lại. Bạn nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Nếu phát hiện có sâu tấn công có thể phun trừ một số loại thuốc như: Autus, Alphamin, Nissura, Pegasus,…Tỉa bớt các cây con phát triển chậm, bớt rậm rạp. Để lại chất dinh dưỡng cần thiết cho các cây trưởng thành phát triển. Nên áp dụng biện pháp IPM (biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp) để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những yếu tố cần thiết khi tiến hành gieo trồng ngò gai. Trồng ngò gai không khó nếu bạn làm đúng các bước, đảm bảo đủ điều kiện thuận lợi. Chúc bạn sẽ trồng được một vườn ngò gai phát triển khoẻ mạnh, năng suất cao nhé!

Tham khảo thêm: Tìm hiểu chung về hạt giống ngò gai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *