Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Làm gì khi đất trồng cây trong chậu bị bạc màu?

Nguyên nhân và cách cải tạo đất bạc màu

Đất bạc màu là hiện tượng không còn xa lạ gì nếu bạn quan tâm đến nông nghiệp, trồng trọt. Không chỉ đất vườn mới bị bạc màu, đất trong chậu cũng xảy ra hiện tượng suy kiệt dinh dưỡng, thoái hoá thậm chí còn nhanh hơn so với đất vườn. Vậy nên làm gì khi đất trồng cây trong chậu bị bạc màu? Nguyên nhân đất trồng chậu bị thoái hoá là gì?

Tại sao đất trồng trong chậu bị bạc màu?

Làm gì khi đất trồng cây trong chậu bị bạc màu 1Đất trong chậu sau mỗi đợt thu hoạch nên được cải tạo, cày xới để khôi phục khả năng trồng trọt của nó. Bởi vì sau mỗi đợt trồng cây sẽ lấy đi một lượng lớn dinh dưỡng từ đất nên chúng dần trở nên chai cứng, bạc màu, để lâu không cải tạo thì sẽ không sử dụng được nữa. Đặc biệt trong môi trường chậu chật hẹp, đất không có nguồn dinh dưỡng từ tự nhiên (xác thực vật phân huỷ), không có bộ máy cải tạo “giun đất” nên rất dễ bạc màu, thoái hoá nếu không cải tạo thường xuyên. Khi đất khô cứng rất dễ nhiễm nấm bệnh, vi sinh vật có hại nên cần được xử lý sau mỗi đợt trồng. Điều này còn giúp tiết kiệm được kha khá chi phí, đừng nên mua đất mới gây tốn kém và lãng phí.

Không ai trong chúng ta muốn nhìn chậu cây nghèo dinh dưỡng, thiếu sức sống cả. Thứ mọi người muốn thấy luôn là khoảng xanh tươi, rau xanh tốt, cây hoa đua nhau nở đón ánh nắng mặt trời. Vậy nên làm gì khi đất trồng chậu bị bạc màu? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Làm sao khi đất trồng cây trong chậu bị bạc màu?

Làm gì khi đất trồng cây trong chậu bị bạc màu 21. Cải tạo đất bằng phân trùn quế

Lợi ích của phân trùn quế trong trồng trọt có lẽ không cần phải giải thích quá nhiều. Đây là loại phân hữu cơ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà vườn ngày nay. Phân trùn quế không chỉ cung cấp dinh dưỡng, tạo độ ẩm cho đất trồng mà còn có vai trò cải tạo đất hiệu quả. Phân trùn quế có công dụng tăng lượng mùn giúp đất tơi xốp màu mỡ, cải tạo cấu trúc đất, ổn định độ pH trong đất. Ngoài ra một ưu điểm của phân trùn quế không phải loại phân nào cũng có chính là có chứa đội quân trùn quế và kén trùn. Khi trùn quế hoạt động trong lòng đất giúp tạo độ thông thoáng, tăng độ kết dính đất, phân huỷ các chất hữu cơ có sẵn trong nguồn đất.

Cách cải tạo đất bằng phân trùn quế: 1 bao phân trùn quế 10kg trộn với 1 bao đất sạch, bạn có thể sử dụng cho 4 – 5 thùng xốp.

2. Bổ sung các chế phẩm vi sinh

Bạn có thể sử dụng các chế phẩm chứa các vi sinh vật có lợi cho đất như Trichoderma giúp giảm độ chua, tiêu diệt mầm bệnh. Nấm đối kháng Trichoderma là phân vi sinh chuyên dùng ủ phân hữu cơ và kiểm soát nấm bệnh trên cây trồng. Chúng giúp phân huỷ nhanh các chất cellulose, citin, lignin, pectin,… chuyển hoá thành chất cho đất dễ dàng tiêu hoá. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp với phân trùn quế hay các loại phân hữu cơ khác để đạt kết quả cao nhất.

Về cách làm thì bạn chỉ cần bổ sung khoảng 200 gram nấm đối kháng trichoderma cho khoảng 50 dm3 đất trồng (khoảng 22kg đất), nếu như xử lý đất trước khi trồng thì bổ sung thêm 50 – 100 gram lân đơn (lân nung chảy) để tăng khả năng phát triển của bộ rễ.

3. Cho đất nghỉ

Đất đai cũng như chúng ta, cũng cần được nghỉ ngơi sau một thời gian trồng trọt miệt mài. Với đất trồng chậu thì ta có thể cho đất nghỉ bằng cách tiến hành xới đều và phơi nắng nhằm tiêu diệt vi khuẩn, nấm bệnh, tạo độ tơi xốp và thông thoáng. Đồng thời bạn cần dọn dẹp cỏ dại, rau thừa có trong đất trồng.

4. Sử dụng đất sạch

Sau một thời gian trồng chắc chắn đất trong chậu sẽ bị hao hụt dinh dưỡng do đó bạn cần bổ sung đất mới giúp cây phát triển tốt hơn. Bạn nên bổ sung đất sạch, giàu dinh dưỡng, đủ độ tơi xốp cho rau trồng chậu như đất sạch. Hãy trộn lẫn đất cùng đất sạch để cải tạo đất trong thùng xốp cho vụ mùa tiếp theo. Sử dụng đất sạch để cải tạo đất trồng chậu là rất hợp lý và hiệu quả cao.

Lời kết

Cải tạo đất trồng chậu mang lại nhiều lợi ích đáng kể về lâu dài như giúp cây phát triển tốt hơn, kháng các bệnh vi khuẩn hay nấm mốc đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Trừ khi bạn trồng cây bằng phương pháp đặc biệt như khí canh/thuỷ canh, còn nếu trồng bằng phương pháp truyền thống thì việc cải tạo đất là một công đoạn cần làm để cây trồng phát triển tốt hơn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *