Đất mặn là một thực trạng phổ biến và thường gặp trong canh tác nông nghiệp. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cây trồng, làm giảm đi chất lượng và số lượng nông sản. Hàng năm, có hàng ngàn diện tích đất canh tác phải đối diện với tình trạng trên. Và đó cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều nhà vườn thời hiện đại. Để chọn được biện pháp phù hợp hay hướng đi cải tạo hiệu quả, nhà vườn cần biết rõ nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn là gì? Đây được xem là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Bài viết này, cùng Bancongxanh.com tìm hiểu chi tiết, cụ thể ngay nhé.
Đất nhiễm mặn là đất gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn, hãy cùng xem đất nhiễm mặn là đất gì. Cho những ai chưa biết thì đất nhiễm mặn là đất có sự tồn tại của nhiều loại muối ở dạng hòa tan. Đặc biệt nồng độ của muối là cao hơn nhiều so với mức bình thường. Để lâu ngày, đất trồng canh tác không được rửa trôi, là điều kiện thuận lợi để lượng muối tích tụ nhiều hơn trước. Từ đây, thực trạng đất nhiễm mặn đã được hình thành.
Đất nhiễm mặn với thành phần cơ giới nặng, chứa nhiều các muối tan dạng Na2SO4, NaCl,… Song, so với các đất tự nhiên khác thì đất nghèo chất mùn, nghèo chất đạm. Hệ thống vi sinh vật hoạt động cực yếu, không thể làm giàu dưỡng chất cho đất nuôi cây.
Đất nhiễm mặn tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tệ hơn, nó còn làm vỡ các tế bào của cây, gây ra tình trạng mất nước. Vì thế dẫn đến việc héo úa và chết cây thường gặp.
Trên thế giới ngày nay, người ta có nhiều phương pháp để kiểm tra, đánh giá độ mặn của đất trồng. Tuy nhiên, nổi bật nhất phải kể đến đại lượng EC. EC chính là độ dẫn điện của đất trồng với đơn vị dS/m. Ở đây, 1 dS/m sẽ tương đương với 0.64%. Cụ thể, đất mặn là đất trồng có EC lớn hơn 4 dS/m ở nhiệt độ 25 độ C. Theo cách tính của Việt Nam thì lượng này là ngang bằng với nồng độ muối ở dạng hòa tan khoảng 2,56%.
Thực trạng đất nhiễm mặn ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia với ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Vì thế, đây là một thực trạng đáng được quan tâm và đề cập đến hơn bao giờ hết. Đất nhiễm mặn ảnh hưởng vô cùng to lớn, nghiêm trọng đến canh tác nông nghiệp của bà con nông dân.
Theo dọc đường biển từ Bắc vào Nam thì rất nhiều những khu vực ven biển thường xuyên gặp phải tình trạng đất nhiễm mặn. Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất mặn hiện nay chiếm khoảng 1 triệu hecta. Đây là con số không hề nhỏ. Và nó chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất trồng tự nhiên của cả nước.
Đặc biệt, phần diện tích đất nhiễm mặn này tập trung, phân bổ chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tại nơi này, diện tích canh tác bị nhiễm mặn chiếm khoảng 700 ngàn hecta.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến nhiều tỉnh ở phía duyên hải miền Trung. Tại đây, diện tích của đất nhiễm mặn chiếm khoảng vài chục ngàn hecta. Một số tỉnh bị ảnh hưởng nhiều như là tỉnh Quảng Bình, Ninh Thuận hay là Hà Tĩnh,… Vấn đề đất trồng bị nhiễm mặn tác động to lớn đến ngành nông nghiệp của các tỉnh thành còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn.
Vậy nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn là gì?
Nguyên nhân chủ quan gây ra đất nhiễm mặn
Đề cập đến nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn hẳn trước tiên phải nói về nguyên nhân chủ quan. Tác nhân chính ở đây không ai khác ngoài con người. Những hoạt động canh tác của con người như là việc sử dụng nước đầu nguồn quá mức khiến cho mực nước ở nhiều con sông giảm thấp xuống. Vì thế nên dẫn đến thực trạng đất trồng nhiễm mặn. Mà lý do là bởi nước biển lấn sâu vào bên trong bề mặt nội địa.
Trong quá trình sinh sống, phát triển và canh tác, con người vô tình hay cố ý có những tác động, ảnh hưởng đến bản chất, đặc tính của đất trồng. Song, muối dạng hòa tan cũng có khả năng bị tích dụ do hoạt động tưới tiêu không khoa học, không hợp lý của con người. Bởi lẽ trong nguồn nước lấy trực tiếp từ sông lên sẽ chứa một lượng muối khoáng lớn. Nguyên do là vì trên con đường nước chảy sẽ đi qua nhiều mảnh đất khác nhau.
Vì một vài lý do hay là do tưới nước quá liều, lượng muối không được dùng hết. Và đặc biệt hơn nữa là không bị rửa trôi hết đi. Vì vậy mà chúng có xu hướng tích tụ lại, ngày càng ngày khiến cho đất nhiễm mặn nghiêm trọng, nặng nề hơn.
Nguyên nhân khách quan gây ra đất nhiễm mặn
Tác động của biển
Đã có nguyên nhân chủ quan thì không thể thiếu nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng đất nhiễm mặn. Trước hết phải kể đến tác động của nước biển. Vấn đề này thường diễn ra ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Nước biển thường có xu hướng xâm nhập vào nội đồng khi mực nước thủy triều lên cao. Nhiều trận thiên tai như mưa, bão đã làm cho đê biển vỡ. Hay là vào mùa khô, khi thủy triều mạnh, nước ngọt trên những con sông lưu lượng thấp không đủ lực để đẩy nước biển.
Ngoài ra, nước mặn cũng có thể đi theo các đường nứt, các mao mạch trong đất đến với đê biển. Và sau đó chúng thấm sâu vào với nội đồng.
Mặn hóa thứ sinh
Như thế nào là mặn hóa thứ sinh? Như mọi người đã biết, các khu vực canh tác đất khô hạn, bán khô hạn thì đặc điểm chung là lượng mưa đón về mỗi năm là rất thấp. Nó chỉ rơi vào khoảng từ 200 – 500mm mỗi năm. Song, do công tác quản lý đất trồng cùng với việc sử dụng nguồn nước nhiễm mặn đã dẫn đến thực trạng đất trồng như trên.
Mặn hóa bề mặt lục địa
Nguyên nhân khách quan thứ hai phải kể đến là do mặn hóa bề mặt lục địa. Nhiều vùng đất khô hạn, bán khô hạn, lượng muối khó tan còn tồn dư bên trong bề mặt đất. Song, chỉ còn lại lượng muối ở dạng dễ hòa tan như là NaCl2 hay MgCl2,….. Hơn nữa chúng lại bị tích tụ ở địa hình trũng, khó thoát nước chứ không được vận chuyển đến nơi xa.
Trước tình trạng điều kiện khô hanh, mực nước ngầm cạn kiệt, muối sẽ phải tập trung di chuyển lên trên lớp đất mặt. Quá trình này xảy ra do hiện tượng bốc hơi và thoát hơi nước.
Dưới đây là một số các nguyên nhân chính gây ra vấn đề mặn hóa lục địa mà nhà vườn có thể tham khảo để hiểu thêm:
- Chế độ tưới tiêu của bà con làm vườn chưa hợp lý.
- Do dâng mực nước mao quản từ mạch nước ngầm.
- Rửa muối từ khu vực có địa hình cao về nơi có địa hình thấp do giáng thủy.
- Muối, bụi biển, các hồ nước mặn được gió di chuyển về.
- Khoán hóa xác thực vật chứa nhiều muối.
Phần kết
Như vậy, Bancongxanh.com đã tổng hợp các nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn chủ đạo thường gặp. Hi vọng với bài viết này, nhà vườn sẽ có được cái nhìn khách quan hơn về thực trạng đất canh tác của mình. Đồng thời có được biện pháp cải tạo đất phù hợp để đẩy mạnh chất lượng, năng suất nông nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết.
Xem thêm:
Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp