Nhện đỏ phá hại cây trồng là loại sâu bệnh hại nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Đặc biệt là đối với bà con trồng hoa hồng. Khi mà nhện đỏ là một trong số những sâu bệnh hại chính của loài hoa hồng. Và để giúp bà con có thể tìm được phương pháp phòng trừ hợp lý thì bà con cần nhận biết chính xác được nhện đỏ ngoài thực tiễn. Ở bài viết này, Ban Công Xanh chia sẻ đến các bạn những đặc điểm hình thái và sinh học của nhện đỏ. Mong rằng từ đó các bạn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Nhện đỏ là gì?
- Tên khoa học: Tetranychus sp.
- Họ: Tetranychidae.
- Bộ: Acarina.
Nhện đỏ có thể được xem là một trong những loài gây hại cho cây trồng nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Nhện đỏ thường sẽ xuất hiện phía mặt dưới của lá cây. Nhện đỏ xuất hiện và bùng phát vào thời điểm chuyển mùa từ mùa mưa sang khô nóng. Nhện đỏ phá hại đặc biệt mạnh mẽ là vào mùa hè và mùa thu. Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 cùng năm.
Nhện đỏ thích thời tiết khô, mát nên xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía miền Bắc. Chúng chích hút hoa hồng làm hoa bị suy kiệt, kém phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của hoa. Nhện đỏ là tác nhân trực tiếp làm giảm năng suất và chất lượng thành phẩm.
Đặc điểm hình thái của nhện đỏ
Thành trùng dạng trưởng thành của nhện đỏ có hình bầu dục. Nhện đỏ trưởng thành có 8 chân. Khi nhện đỏ trưởng thành chúng có thân hình tròn bầu dục, đỏ mọng. Thân của nhện đỏ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,4mm. Thành trùng trưởng thành của nhện đỏ đực có kích thước nhỏ hơn con cái, khoảng 0,3mm.
Toàn thân của nhện đỏ phủ một lớp lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hoặc đỏ. Hai bên thân của nhện có đốm đặc trưng. Dạng thành trùng của nhện đỏ cái có màu vàng nhạt hoặc hơi ngả sang màu xanh lá cây. Cơ thể của chúng có thể nhìn xuyên thấu vào bên trong. Bên trong cơ thể của nhện đỏ là hai đốm màu đậm, cũng đồng thời là nơi chứa thức ăn của chúng.
Đặc điểm sinh học của nhện đỏ
Vòng đời của nhện sẽ kéo dài khoảng 20 đến 40 ngày. Quá trình phát triển của nhện đỏ được chia ra thành 05 giai đoạn. Nhện đỏ thường sẽ xuất hiện vào thời tiết khô, nóng. Nhện đỏ sống tập trung thành bầy đàn, sinh sản đặc biệt nhanh.
Sau khi bắt cặp được thành công, nhện đỏ cái thường sẽ bắt đầu đẻ trứng sau khoảng từ 02 đến 06 ngày. Mỗi ngày thành trùng cái có thể đẻ được khoảng 60 đến 70 trứng. Loài nhện đỏ có thể sinh sản theo cách hữu tính lẫn sinh sản vô tính.
Nhện đỏ thường đẻ trứng ở gần sát gân lá, ở cả hai mặt trên và dưới của lá. Trứng ở mặt dưới của lá thường được gắn chặt vào mặt lá. Vì trong quá trình nhện di chuyển, chúng thường tạo ra tơ làm dính trứng vào mặt lá.
Dạng ấu trùng của nhện có hình dạng tương tự khi so với nhện đỏ trưởng thành. Những ấu trùng nở ra thành dạng thành trùng cái sẽ thay da 03 lần. Còn những ấu trùng nở ra dạng thành trùng đực sẽ thay da 02 lần.
Vòng đời của nhện đỏ
Trứng
Trứng của loài nhện đỏ thường rất nhỏ, kích thước từ 0,1 đến 0,14mm. Có dạng hình cầu hoặc hình củ hành. Bề ngoài trứng của nhện đỏ bóng láng. Trứng nhện đỏ thường nở sau từ 03 đến 05 ngày. Trứng nhện sẽ chuyển từ trong suốt sang màu kem trước khi trứng nở.
Ấu trùng
Ấu trùng nhện đỏ có 06 chân và màu trong mờ. Kích thước dạng ấu trùng của chúng chỉ lớn hơn một chút so với kích thước trứng của chúng. Đây là giai đoạn mà nhện đỏ bắt đầu gây hại cho cây trồng. Ấu trùng nhện đỏ dùng 1 bộ phận giống như càng để cắt, chọc thủng bề mặt lá. Sau đó sử dụng vòi hút để chích hút các tế bào bên trong. Việc chích hút này làm hỏng các trung bì và lục lạp của lá. Nhện đỏ thường tập trung tấn công vào các phần ở gần gân lá.
Nhộng giai đoạn I
Sau khoảng 02 đến 05 ngày ấu trùng nhện đỏ sẽ lột xác thành nhộng giai đoạn I. Giai đoạn nhện đỏ sẽ phát triển thêm một đôi chân. Cơ thể có màu trắng hoặc xanh lá, bên cạnh đó giai đoạn này bắt đầu tạo ra tơ.
Nhộng giai đoạn II
Sau khoảng 01 đến 02 ngày từ giai đoạn nhộng I, nhện đỏ sẽ lột xác ở mặt dưới của lá để thành nhộng giai đoạn II. Ở giai đoạn này sẽ có thể phân biệt được con đực với con cái. Con đực có kích thước bé hơn và phần bụng nhọn hơn con cái. Nhện đỏ giai đoạn này sẽ bắt đầu quá trình kiếm ăn cho đến khi sẵn sàng lột xác thành dạng thành trùng trưởng thành.
Nhện đỏ trưởng thành
Sau khoảng từ 01 đến 03 ngày thì nhộng giai đoạn II sẽ vũ hóa thành dạng trưởng thành. Dạng thành trùng trưởng thành của nhện đỏ có thể sống khoảng 07 đến 15 ngày tuổi.
Một số phương pháp phòng trừ nhện đỏ
- Thường xuyên cắt tỉa vườn thông thoáng, dọn dẹp tàn dư thực vật. Điều này nhằm tránh tạo điều kiện thích hợp cho nhện đỏ phát sinh và lây lan rộng rãi.
- Sử dụng các loài thiên địch có lợi của nhện để kiểm soát số lượng nhện đỏ. Dẫn dụ các loài thiên địch bằng bằng cách trồng một ít cây thảo dược xung quanh vườn.
- Thường xuyên kiểm tra vườn. Khi phát hiện các dấu hiện bất thường cần phải có biện pháp phòng trừ hợp lý và kịp thời.
- Sử dụng các loại tinh dầu tràm, quế pha với nước rửa chén để phòng ngừa nhện đỏ.
- Khi số lượng nhện đỏ vượt qua tầm kiểm soát các bạn cần sử dụng các biện pháp có tính hiệu quả mạnh mẽ như dùng thuốc hóa học.
Xem thêm: Làm thế nào để phòng trừ nhện đỏ hiệu quả?
Lời kết
Bài viết trên là những chia sẻ và tổng hợp của Ban Công Xanh về các đặc điểm hình thái và sinh học của nhện đỏ. Ban Công Xanh hi vọng đã có thể mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn đọc. Từ đó, các bà con có thể xác định tình trạng vườn và lựa chọn phương pháp phòng trừ hợp lý nhất. Chúc vườn hồng của các bạn thật tươi tốt và khỏe mạnh.