Bí quyết chăm cây, Chia sẻ kinh nghiệm

Nhận biết rệp hại rau thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học

Nhận biết rệp hại rau thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học

Rau là nguồn thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Rau được nhiều bà con làm nông trồng trọt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng bên cạnh đó rau cũng là thức ăn của nhiều loài rệp hại. Để giúp các bạn có phương pháp phòng trừ rệp hại hợp lý nhất, Ban Công Xanh sẽ tổng hợp các đặc điểm hình thái và sinh học của rệp hại rau ở bài viết này. Từ đó giúp các bạn có thể lựa chọn phương pháp hợp lý và hiệu quả nhất cho khu vườn của mình.

Đặc điểm hình thái và sinh học của rệp cam (rầy mềm)

Nhận biết rệp hại rau thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 1

Rệp cam hay còn được gọi là rầy mềm. Hiện nay loài rệp này có 2 loại rệp gây hại phổ biến hiện nay là: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Đối tượng gây hại của rệp cam không chỉ là các cây ăn quả họ cam quýt mà còn là các loại rau thuộc họ bầu bí, dưa,… Rệp cam có tuổi thọ trung bình từ 12 đến 33 ngày. Rệp cam hoàn thành vòng đời trong khoảng 3 tuần. Ấu trùng thay da 4 lần trong khoảng thời gian từ 4 đến 16 ngày tùy thuộc vào điều kiện môi trường và nguồn thức ăn. Nếu điều kiện thích hợp có thể có đến 12 thế hệ trong vòng 1 năm.

Toxoptera aurantii

Tên khoa học: Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe.

Họ: Aphididae (học Rầy mềm).

Bộ: Homoptera (bộ Cánh đều).

Thành trùng có 2 dạng như các loại rệp cam khác:

  • Dạng có cánh: Chân và râu đầu có màu vàng nâu hơi nhạt chuyển dần sang màu nâu cuối mỗi đốt râu đầu. Râu đầu có 6 đốt, chiều dài của râu đầu thường ngắn hơn cơ thể. Cơ thể của dạng rệp cam này có kích thước dài từ 1,4mm đến 1,8mm. Vòi chích hút kéo dài đến đốt chậu sau của cơ thể. Ống bụng trải dài từ màu nâu đến màu nâu đỏ và gần như nâu sẫm.
  • Dạng không có cánh: Cơ thể của dạng không cánh có màu nâu đỏ. Râu đầu cũng có 6 đốt tương tự như dạng có cánh của rệp cam. Cơ thể dạng không cánh có kích thước lớn dạng có cánh, cơ thể dài từ 1,7mm đến 1,8mm. Đặc điểm giúp phân biệt 2 dạng thành trùng này chính là cơ thể thành trùng có cánh và không có cánh.

Toxoptera citricidus

Tên khoa học: Toxoptera citricidus Kyrkaldy.

Họ: Aphididae (học Rầy mềm).

Bộ: Homoptera (bộ Cánh đều).

Thành trùng có 2 dạng tương tự loài Toxoptera aurantii:

  • Dạng có cánh: Râu đầu có chiều dài ngắn hơn so với cơ thể, có màu nâu đỏ. Chân, đoạn cuối và các đoạn nối các đốt râu đầu có màu trắng. Cơ thể trải dài từ màu nâu đỏ đến màu đen, phần ngực có màu đậm và sẫm hơn. Chiều dài cơ thể dài từ 1,6mm đến 2,1mm, chiều rộng cơ thể khoảng từ 0,8mm đến 1mm. Vòi chích hút kéo dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối của vòi chích nhọn và hẹp. Chân có màu sậm, riêng đốt chày có màu nhạt. Bụng màu nhạt, có nhiều đốt đậm nằm rải rác. Ống bụng có dạng trụ màu đậm.
  • Dạng không có cánh: Cơ thể có màu nâu đỏ, kích thước cơ thể lớn hơn dạng có cánh. Chiều dài cơ thể từ 1,7mm đến 2,1mm, chiều rộng cơ thể khoảng từ 1,1mm đến 1,35mm. Trên cơ thể của rệp cam dạng này có nhiều lông dài và nhiều các đốm màu rải rác. Dạng thành trùng này thường đẻ con. Một cá thể rệp cam dạng này có thể đẻ trên 100 con trong suốt vòng đời.

Đặc điểm hình thái và sinh học của rệp sáp

Nhận biết rệp hại rau thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 2

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri, thuộc họ Pseudococcidae.

Vòng đời của rệp sáp kéo dài khoảng từ 20 đến 30 ngày. Trong đó, thời gian trứng kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Rệp non kéo dài từ 6 đến 7 ngày. Và giai đoạn trưởng thành kéo dài từ 20 đến 30 ngày.

Trứng rệp sáp có hình dạng bầu dục nhỏ, có màu trắng. Trứng rệp sáp thường dính nhau thành từng cụm, từng bọc. Phía bên ngoài bọc có lớp lông sáp màu trắng che phủ.

Rệp sáp non mới nở màu hồng chưa có sáp bên mình. Thường tìm nơi kín đáo để trốn.

Rệp sáp trưởng thành cái có hình bầu dục. Toàn thân rệp được bao phủ trong một lông sáp màu trắng. Kích thước cơ thể dài khoảng từ 2,5mm đến 4mm.

Rệp sáp được có hình dạng thon dài và kích thước thường nhỏ hơn con cái. Chiều dài cơ thể khoảng 3mm. Có mắt to đen, có râu đầu và có nhiều lông ngắn ở chân. Rệp đực không tiêu hóa thức ăn mà chỉ sống với một nhiệm vụ duy nhất là giao phối.

Loài rệp sáp hầu như không di chuyển. Chúng di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ loài kiến đen cộng sinh tha từ nơi này sang nơi khác.

Đặc điểm hình thái và sinh học của rệp vừng đậu tương

Nhận biết rệp hại rau thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 3

Rệp vừng đậu tương có tên khoa học là Aphis glycines, thuộc họ Rệp vừng (Aphididae), thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera). Đối tượng gây hại chủ yếu của rệp vừng đậu tương chính là cây đậu tương (hay đậu nành).

Rệp vừng đậu tương có màu vàng xanh nhạt. Chiều dài cơ thể từ 1,5mm đến 2mm. Rệp vừng đậu tương có đôi ống bụng màu đen, có chiều dài từ 0,22mm đến 0,24mm. Đuôi của rệp đậu tương có màu vàng với 8 đến 10 lông nhỏ. Đuôi có chiều dài khoảng từ 0,19mm đến 0,22mm.

Tương tự như các loại rệp muội khác, rệp đậu tương có 2 dạng: dạng có cánh và dạng không có cánh. Cá thể rệp trưởng thành dạng có cánh có đầu và ngực màu đen. Rệp non đẫy sức dạng có cánh trên ngực có mầm cánh.

Một số cách phòng trừ rệp hại rau đơn giản

Nhận biết rệp hại rau thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 4

  • Phương pháp phòng trừ rệp bằng cách bắt tay.
  • Thường xuyên dọn dẹp, cắt tỉa, tưới nước vườn.
  • Sử dụng các loài thiên địch có lợi của rệp.
  • Phòng trừ rệp bằng các loại thuốc diệt rệp.

Lời kết

Bài viết trên là những tổng hợp và chia sẻ của Ban Công Xanh về những đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài rệp hại rau phổ biến hiện nay. Ban Công Xanh hi vọng những chia sẻ trên của Ban Công Xanh sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn đọc. Chúc khu vườn của các bạn ngày càng tươi tốt và khỏe mạnh.

Xem thêm: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *