Tình trạng sùng đất cắn phá rễ cây trồng làm cây không thể phát triển, là một tình trạng phổ biến hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây trồng. Nắm bắt được tâm lý của các bạn đọc, Ban Công Xanh xin được chia sẻ những kinh nghiệm cho việc phòng trừ sùng đất. Mong rằng các bạn đọc có thể tham khảo, lựa chọn và áp dụng vào khu vườn của mình.
Sơ lược về sùng đất
Sùng đất hay còn được gọi là bọ rầy, đuông đất, bù rầy, sùng trắng,… là ấu trùng của một loài bọ hung. Sùng đất gây hại cho cây trồng vì thức ăn chính của chúng là rễ cây. Chúng cắn phá bộ rễ của cây dẫn tới cây trồng không hấp thụ nước, chất dinh dưỡng làm cây bị chết.
Sùng đất có màu trắng ngà, trắng xanh hoặc màu vàng. Kích thước của sùng đất có thể dài tới 2cm. Diệt sùng đất cần phải tiến hành tiêu diệt từ sớm do sùng đất mất khoảng 1 năm thì mới có thể hóa nhộng.
Bên cạnh đó, sùng đất còn là môi trường trung gian truyền các loại bệnh hại cho cây trồng. Sùng đất ăn rễ cây trồng gây ra các vết thương. Từ đó các loại nấm bệnh có cơ hội xâm nhập và gây hại cho cây trồng.
1. Phòng trừ sùng đất bằng mồi dẫn
Sùng đất trốn sâu dưới đất nên chúng ta không thể bới đất lên bắt sùng. Việc bới đất lên không chỉ không hiệu quả mà còn ảnh hướng đến bộ rễ của cây trồng. Tuy nhiên, sùng đất rất nhạy với phân hữu cơ và phân chuồng. Do đó, chúng ta có thể dẫn dụ sùng bằng cách này.
Các bạn có thể diệt trừ sùng đất bằng phương pháp dùng mồi dẫn bằng nhiều cách. Ban Công Xanh đề xuất dùng phân chuồng, phân hữu cơ để dụ sùng đất. Theo đó, bà con cần chuẩn bị một cái đĩa, đặt đĩa đã chuẩn bị xuống vị trí cần tiêu diệt sùng. Bới đất đặt lên dĩa làm sao cho đĩa ngang bằng với mặt đất, miệng đĩa cao bằng mặt đất. Tiếp đến, các bạn phủ đầy phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoại mục đĩa. Để nguyên vậy khoảng 6-8 tiếng, bà con sẽ thấy sùng đất từ dưới lòng đất bò vào đĩa để ăn phân đã được bẫy sẵn.
Các bạn nên áp dụng phương pháp phòng trừ sùng đất bằng mồi là phân hữu cơ, phân chuồng này vào buổi tối hoặc đêm khuya. Và để đạt được hiệu quả cao nhất, bà con nên thực hiện việc bẫy sùng một cách thường xuyên nhé.
2. Phòng trừ sùng đất bằng hoa dã quỳ
Đối với những vườn trồng rộng, có diện tích và quy mô lớn thì đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Sùng đất có tính kị với mùi hương của tinh dầu hoa dã quỳ. Do đó, các bạn có thể sử dụng hoa dã quỳ như một phương pháp xua đuổi sùng đất ra khỏi khu vườn của bạn.
Cách phòng trừ và diệt sùng đất bằng phương pháp sử dụng hoa dã quỳ cũng vô cùng đơn giản. Các bạn cần tiến hành theo quy trình sau đây.
Đối với những vườn trồng có diện tích vừa và nhỏ. Thì các bạn hãy cắt nhỏ cây hoa dã quỳ và hoa dã quỳ. Đem phần cây và hoa dã quỳ đã được cắt nhỏ chôn xuống đất, nơi cần diệt sùng. Bà con cũng có thể trộn phần đã cắt với đất trồng sau đó phân tán khắp khu vườn của mình.
Còn đối với những vườn trồng có diện tích và quy mô lớn thì các bà có thể trồng cây dã quỳ xung quanh vườn, xung quanh lối đi, hàng rào,…
3. Phòng trừ sùng đất bằng vôi
Vôi có công dụng diệt khuẩn, khử trùng và có tác dụng diệt các mầm bệnh, ấu trùng sâu bệnh hại trong đất. Do đó, vôi được ứng dụng rộng rãi trong việc canh tác nông nghiệp. Và vôi cũng có tác dụng diệt trừ sùng đất hiệu quả.
Diệt trừ sùng đất bằng cách trộn vôi và đất theo một tỉ lệ thích hợp. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý khi áp dụng phương pháp phòng trừ sùng đất bằng vôi chính là không nên lạm dụng phương pháp này. Việc trộn vào đất có thể sẽ làm đất bị mặn, ảnh hưởng tới cây trồng.
4. Thường xuyên vệ sinh và canh tác vườn
Sùng đất thường xuất hiện ở các nơi không được chăm sóc và vệ sinh thường xuyên. Đất không được thường xuyên đào xới. Các lớp thực vật hoại mục bao phủ mặt đất. Đó là những điều kiện làm cho sùng đất sinh trưởng và phá hại. Vì vậy, giữ vệ sinh vườn tược cũng là phương pháp giúp kiểm soát và hạn chế số lượng sùng đất trong vườn.
Bà con cần thường xuyên vệ sinh vườn, nhặt cỏ dại, đào xới và phơi đất sau mỗi mùa vụ. Để hạn chế cho sùng đất có môi trường cư trú và loại bỏ sự tồn tại của sùng đất, trứng ấu trùng có trong đất và vườn.
Các bạn nên hạn chế việc sử dụng phân hữu và phân chuồng để tránh thu hút sùng đất. Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra đất và đào xới đất thông thoáng cũng giúp ích trong việc phòng ngừa sự có mặt của sùng đất trong vườn.
5. Phòng trừ sùng đất bằng chế phẩm sinh học
Hiện nay đã có nhiều nguyên cứu và phát triển nhiều chủng vi sinh vật diệt trừ sùng đất. Các chủng vi sinh vật được áp dụng phổ biến trong việc phòng trừ sùng đất như nấm ký sinh Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae hay vi khuẩn gây bệnh đường ruột Bacillus thuringiensis.
Các loại chế phẩm sinh học này có thể tiêu diệt sùng một hiệu quả và lâu dài. Ngoài ra, các vi sinh vật này chỉ gây hại đối với sùng đất và các loại sâu côn trùng hại cây. Các loài vi sinh vật này hoàn toàn an toàn đối với môi trường sống và cây trồng. Do đó, đây là cách phòng trừ sùng đất an toàn nhất với môi trường.
6. Phòng trừ sùng đất bằng phương pháp hóa học
Hiện nay trên thị trường đã có mặt rất nhiều loại thuốc diệt sùng đất hóa học. Các bạn có thể kiếm mua dễ dàng tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên do sùng đất sống ở dưới đất nên các bạn cần lựa chọn các loại thuốc đặc trị mới có hiệu quả trong việc phòng trừ sùng.
Các bạn nên lựa chọn các loại thuốc có chứa hoạt chất như là: Chlorpyrifos Ethyl+Permethrin, Dimethoate, Fipronil, Rotenone + Saponin,… Ban Công Xanh đề xuất một số loại thuốc đặc trị sùng đất có bán trên thị trường điển hình là thuốc FISAU 135EC, Regent 800 wg, Vifu super, Kobimi.
Tham khảo sản phẩm: Combo Chế Phẩm Sinh Học trị bệnh cho cây – ABii
Lời kết
Bài viết trên là những tổng hợp và chia sẻ của Ban Công Xanh về các cách phòng trừ sùng đất hiệu quả. Ban Công Xanh hi vọng các bạn đọc đã xác định được tình trạng và áp dụng được phương pháp phòng trừ thích hợp nhất. Chúc các bạn có một khu vườn thật tươi tốt và khỏe mạnh.
Xem thêm: Diệt sùng đất trong giá thể cây trồng – Kẻ chuyên phá hoại rễ cây