Rêu than bùn lần đầu tiên được cung cấp cho những người làm vườn vào giữa những năm 1900. Và kể từ đó nó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta làm vườn. Peatmoss có một khả năng giữ nước hiệu quả và giữ lại các chất dinh dưỡng cho đất. Đồng thời, nó cũng cải thiện kết cấu và chất lượng của đất. Trước khi tìm hiểu về những công dụng, hãy cùng tìm hiểu về sự ra đời của Peat moss!
Peat Moss là gì?
Peat Moss được hình thành từ Peat (than bùn)
Than bùn đến từ các bãi trầm tích đầm lầy – nơi thường xuyên ngập nước. Than bùn có thể xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, từ các khu vực rộng lớn ở bắc Bắc Mỹ, bắc Âu, tây Siberia đến Indonesia và đông nam Á. Các lớp than bùn được tích tụ bởi sự phân hủy các hợp chất hữu cơ như xác động vật, thực vật. Qua hàng nghìn năm lớp chồng lớp, các vùng đất than bùn mới phát triển thêm từ 1,5-2,3 m. Có thể ví von lớp trầm tích than bùn là bể chứa CO2 hiệu quả nhất trên hành tinh
“Mặc dù các vùng đất than bùn chỉ bao phủ khoảng 3% các lục địa, nhưng chúng lưu trữ đến 10% tổng lượng nước ngọt trên thế giớ và 30% lượng cacbon hữu cơ trên đất liền”.
Lớp trầm tích than bùn thường được sử dụng như một chất nền để cải tạo đất. Than bùn là một chất trồng yêu thích của các nhà làm vườn tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ.
Thu hoạch Peat moss
Dưới độ sâu hàng mét của các bãi đầm lầy là môi trường kị khí. Điều đó khiến hầu như không có vi sinh vật sinh sống trong lớp trầm tích này. Nhưng bề mặt trên cùng là lớp phủ của các loại thực vật biểu sinh ưa ẩm – chủ yếu là các loại rêu. Người ta thu hoạch phần rêu trên bề mặt này, tiếp tục làm sạch và sấy khô. Sau đóng gói trở thành giá thể Rêu than bùn (Peat Moss) đến tay người sử dụng.
Peat Moss có những công dụng như thế nào ?
Là giá thể chính cho một số loại cây
Rêu than bùn là một thành phần phổ biến để làm giá thể. Hoặc được ưa chuộng để dùng làm bầu ươm cây con, cấy ghép cây nhờ vào những đặc tính sau:
- Trọng lượng nhẹ và mềm, thích hợp với những dàn chậu treo hàng loạt
- Độ tơi xốp cao, để không khí len vào cho rễ cây hô hấp hiệu quả.
- Giữ ẩm tốt, cho phép cây trồng trong chậu giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
- Cấu trúc sợi dễ nén để cố định cây cứng cáp trong chậu,không bị gió quật ngã.
Peatmoss có tính axit từ 3,6 – 6 rất phù hợp với các loại cây ưa môi trường axit như việt quất, dâu tây, đỗ quyên,.. Tuy nhiên, với một số cây thông thường có thể trộn thêm vôi bột vào để cân bằng lại độ pH cho đất.
Là thành phần tạo độ mùn để làm giá thể
Là một chất bổ sung trong quá trình ủ phân hữu cơ
Việc ủ phân giúp ta tạo ra nguồn dinh dưỡng cho cây trồng theo cách thân thiện với trái đất. Cỏ, lá và thức ăn thừa, đều là vật chất hữu cơ để làm vật liệu ủ tốt. Nhưng để việc ủ hiệu quả nhất, hãy thêm rêu than bùn vào hỗn hợp. Than bùn phân hủy chậm hơn so với vật liệu ủ, vì vậy nó giúp đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng lâu dài cho phân ủ bằng cách cân bằng các chất hữu cơ khác phân hủy nhanh hơn nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng. Để có kết quả tốt nhất, trộn 1 phần rêu than bùn với 4 phần phân trộn và xới cứ hai tuần một lần hoặc lâu hơn. Nếu có mùi nặng từ phân ủ, thêm một lớp rêu than bùn lên trên cũng có thể giúp giảm bớt mùi hôi. Bên cạnh đó Peat Moss cũng là thành phần quan trọng trong các sản phẩm đất trồng hoa hồng thương mại trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh sử dụng trong trồng trọt, rêu than bùn còn có những ứng dụng ngoài đời sống
- Rêu than bùn khô đã được sử dụng để băng vết mổ, tã lót, bấc đèn, chất độn chuồng.
- Làm vật liệu đóng gói trong ngành công nghiệp bán hoa và vận chuyện động vật thủy sinh
- Làm lớp phủ hạt giống và chất phụ gia cho đất. Người ta đánh giá cao khả năng tăng độ ẩm, độ xốp và độ chua của đất.
- Rêu than bùn còn có giá trị trong việc kiểm soát xói mòn đất.
Ngày nay, việc sử dụng Peat Moss vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Peat Moss là một tài nguyên không bền vững. Việc khai thác thường xuyên có thể dẫn đến những hệ quả xấu cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, những luồng ý kiến phản bác cho rằng đó là một tài nguyên bền vững vì tốc độ tái tạo của than bùn thậm chí còn nhanh hơn tốc độ khai thác
Cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết kế tiếp nhé!