Chia sẻ kinh nghiệm

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa

sâu bệnh trên cây vú sữa

Tìm hiểu cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa. Trên cây vú sữa có khoảng 26 loài côn trùng hiện diện và gây hại. Trong các loài hiện diện phổ biến nhất bao gồm: Ruồi đục trái Bactrocera dorsalis (Hendel), B. Correcta (Bezzi), Sâu đục trái Nephopterix sp, sâu đục thân cành Pachypteria dimidiata Westwood, và rệp sáp Icerya sp, sâu ăn lá Euproctis subnotata (Walker).

sâu bệnh hại trên cây vú sữa

Một số loài sâu bệnh phổ biến và phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa (họ: Sapotaceae)

Sâu đục trái  (Nephopterix sp)

Đặc điểm hình thái sâu đục trái

Sâu phát triển qua 3 giai đoạn: ấu trùng-nhộng-thành trùng. Khi ở giai đoạn thành trùng kích thước khỏang 1,3 cm có thân màu xám đén, thon dài. Mắt màu xám lồi, râu đầu hình sợi chỉ, cong về phí sau, xếp vào trong cánh. Ngực và bụng có phủ 1 lớp lông màu xám trắng. Cánh màu xám đen. Cuối cánh có có nhiều tua. Dọc cuối cánh có hàng chấm đen lưa thưa không sát mép. Giữa lưng cũng có hàng chấm đen chạy ngang.

Sự gây hại của sâu đục trái

Sây gây hại nhiều nhất ở giai đoạn ấu trùng khi trái ở độ 4-5 tháng tuổi. Phần lớn sâu ăn phần thịt và ruột, không ăn phần hạt của trái. Khi trái còn nhỏ, làm rụng trái. Khi trái lớn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại trái bị thối nhũn hoặc làm giảm giá trị trái. Trái bị đục được phát hiện dễ dàng nhờ vào vết phân thải ra từ lổ đục. Ấu trùng thường xâm nhiễm vào trái ở phần cuối trái, tuổi ấu trùng càng lớn thì sâu càng ăn sâu vào bên trong làm cho trái dễ bị hư thối.

Phương pháp phòng trừ

Khi thấy trái non bị hại cần phun thuốc ngay đẻ tránh bị nặng. Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Dùng các loại thuốc Vibasu, Netoxin, Lorsban,..

Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis (Hendel), B. Correcta (Bezzi))

Đặc điểm hình thái ruồi đục trái

Có  2 loài ruồi Bactrocera dorsalis và B. correcta cùng gây hại trên Vú sữa.

Bactrocera dorsalis (Hendel):

Ở giai đoạn thành trùng có chiều dài thân trung bình khoảng 1,3 cm. Sải cánh rộng trung bình 1,5 cm. Hai bên ngực có 2 chấm màu vàng ở gốc trước, 2 vệt vàng ở cuối ngực. Phần tiếp giáp với ngực có hai vệt to màu vàng, giữa hai 2 sọc vàng có 1 sọc màu đen. Có 1 sọc chạy từ sọc vàng cuối cùng đến cuối bụng giống hình chữ T. 

Bactrocera correcta (Bezzi):

Thành trùng có hình dạng bên ngoài gần giống với loài B. dorsalis nhưng có kích thước nhỏ. Thân dài trung bình khoảng 0,6 cm, sải cánh rộng 1,3 cm. Rìa trước của cánh có vạch đen chạy theo mép cánh từ trong lưng đến gần cuối cánh. Mép cuối góc của cánh có chấm màu đen, đây là đặc điểm phân biệt giữa 2 loài ruồi.

Sự gây hại của ruồi đục trái

Ruồi đẻ trứng bên trong trái. Trứng thường được đẻ thành chùm trong các lỗ đẻ. Trong điều kiện không thức ăn, thành trùng có thể sống được 2 – 3 ngày. Trong một trái, có thể phát hiện rất nhiều ấu trùng ở các tuổi khác nhau, trung bình có khoảng 22 con/trái, số vết đục trung bình là 8 vết/trái.. Ruồi thường gây hại khi trái gần chín đến thu hoạch, có đường kính từ 6,5 – 7,0 cm.

Trái bị ruồi gây hại thường có 2 biểu hiện: xì mủ và không xì mủ. Những vị trí xì mũ không thấy trứng bên trong. Những vị trí không xì mũ thì có trứng dưới những lỗ đục. Nguyên nhân do ruồi dò tìm vị trí thích hợp để đẻ trứn. Ở những vị trí thích ruồi tiết ra chất dịch hạn chế mủ từ vỏ tiết ra hại trứng. Khi trái chín thì vết đục thường bị chảy nước. Ở vị trí đục thường xuất hiện những vết thâm và mềm nhũng do ấu trùng nở ra ăn, bên trong.

Phương pháp phòng trừ ruồi ăn trái

Diệt ruồi đực bằng bẫy phê-rô-môn sinh dục (sex pheromones): thường treo lọ, keo, lon… gắn miếng gạc thấm chất dẫn dụ ruồi đực Methyl eugenol để thu hút và tiêu diệt ruồi đực. Các chế phẩm thường dùng như: Vizubon D, Ruvacon, Jianet , Cây É tía (đâm giập trộn Furadan).
Diệt cả ruồi đực lẫn ruồi cái: dùng bả mồi (thức ăn) ưa thích của ruồi đục trái là Protein thủy phân , trộn với thuốc trừ sâu. Phun một ít (khoảng 20 cc) lên tán lá / cây lúc sáng sớm để ruồi liếm ăn và chết. Hiện có chế phẩm Protein SOFRI sử dùng bằng cách phun lên tán lá 20 cc lúc sáng sớm (phun mặt dưới lá, tránh ánh nắng làm khô).

Rệp sáp Icerya sp. (Homoptera:Margarodidae)

Đặc điểm hình thái rệp sáp

Ấu trùng có màu hồng hơi ngã sang đỏ. Cơ thể hình elíp, dài khoảng 4-6 mm, ngang khoảng 3-5 mm. Toàn thân phủ một lớp sáp màu trắng giống như phấn, không thấm nước nhưng lớp sáp này rất dễ mất đi do va chạm. Mỗi bên cơ thể có từ 9 – 10 tua sáp, tua sáp cuối ở đuôi dài hơn các tua sáp còn lại. Lưng ấu trùng phủ lớp phấn mỏng, có 2 hàng chấm màu hồng chạy dọc 2 bên. Lưng nhô lên những hàng sáp màu trắng, nằm ngang tương ứng với các đốt của cơ thể.

Sự gây hại của rệp sáp

Rệp sáp hay bám trên cành, lá non và trái để chích hút nhựa cây. Tạo thành những mảng trắng. Trên lá, ấu trùng thường tập trung ở mặt dưới của lá, chích hút vào gân lá chính làm cho lá bị vàng, phát triển còi cọc. Vào giai đoạn trái non, nếu trái bị tấn công, trái có thể bị biến dạng hoặc bị rụng. Ở những trái già hay gần chín, sự gây hại của rệp sáp sinh sống, rệp sáp thường tiết ra các giọt mật tạo điều kiện cho nấm bồ hóng (nấm muội than) phát triển làm cho cây phát triển kém.

Phương pháp phòng trừ

Rệp sáp sinh sản nhiều, cơ thể lại phủ 1 lớp lông nên việc phòng trừ tương đối khó khăn. Thuốc có hiểu quả lúc rệp mới phát sinh. Nếu bị rệp nặng phải phun liên tiếp 2-3 lần cách nhau khoảng 5-7 ngày. Trước khi phun thuốc có thể phun nước rửa bớt lớp sáp che phủ. Nên dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp hoặc xông hơi như Dimenate, Lancer, Vibaba, Oncol, Fenbis, Lorsban, Pyrinex…

Cây vú sữa là một loài cây mang nhiều lợi ích bất, rất dễ chăm sóc.  Một cây vú sữa ở góc sân sẽ làm cho không gian nhà thêm phần đa dạng. Nắm rõ các kiến thức về phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên vú sữa  sẽ càng giúp ích cho việc chăm sóc cây vú sữa hơn.

Tham khảo thêm một số bài viết về cây vú sữa

Lợi ích của cây vú sữa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *