Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hiệu quả cho nhà vườn

Top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hiệu quả cho nhà vườn

Trong canh tác nông nghiệp, đất chua là một trong những hiện tượng phổ biến mà bà con nông dân thường gặp phải. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự sinh trưởng của cây trồng. Nguyên nhân là do độ pH của đất đã bị thay đổi. Như vậy thì hệ thống vi sinh vật cũng sẽ chịu tác động từ chính sự thay đổi này. Đối diện với vấn đề đó, nhà vườn cần hiểu được khái niệm đất chua cùng những đặc điểm, tính chất của nó. Qua đó đưa ra các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua một cách phù hợp, hiệu quả. Vậy nếu bạn cũng quan tâm về chủ đề này, theo dõi ngay bài viết của Bancongxanh.com để rõ hơn nhé.

Tìm hiểu khái niệm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp

Top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hiệu quả cho nhà vườn 3Trước khi đề ra top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua, cùng tìm hiểu xem đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp là gì. Có thể hiểu theo cách đơn giản thì đất chua là tình trạng đất trồng đã bị thay đổi các tính chất hóa học. Điều này sẽ xảy ra trong xuyên suốt quá trình mà bà con nông dân hoạt động canh tác. Hoặc cũng có thể là bị tác động, ảnh hưởng từ tính chất của vùng đất đặc thù.

Song, một cách hiểu khác về đất chua đó là đất chứa nhiều axit. Đồng thời độ pH của đất trung bình đạt từ 6.5 trở xuống. Thông qua mức pH thì nhà vườn sẽ nhận biết được nồng độ ion H+ ở trong môi trường đó. Như vậy thì dễ dàng hơn để nắm rõ tình hình, sức khỏe của đất trồng. Đồng thời có được phương hướng, biện pháp cải tạo, xử lý hiệu quả nhất.

Một kiến thức quan trọng cho nhà vườn đó là độ chua là yếu tố có sự tác động rất lớn đến quá trình cây trồng sinh trưởng, phát triển. Muốn cây phát triển ổn định thì độ chua đất phải đạt mức lý tưởng. Độ chua gây ra sự ức chế cho hoạt động của hệ thống vi sinh vật có lợi. Thế nên không thể làm giàu, làm màu mỡ đất trồng. Đặc biệt nếu là những cây xanh khả năng chịu chua kém thì chúng sẽ dần dần chết đi. Điều này gây giảm sút chất lượng, sản lượng nông nghiệp.

Top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hiệu quả cho bà con nhà vườn

Để tiếp tục khai tác tiềm năng của đất trồng cho phát triển nông nghiệp, nhà vườn cần đưa ra các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hợp lý. Như thế nào là biện pháp cải tạo hợp lý? Đó là biện pháp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. An toàn ở đây là an toàn cho sức khỏe cây trồng, con người và môi trường xung quanh.

Vậy với kinh nghiệm làm vườn, canh tác lâu năm, Bancongxanh.com sẽ giúp bạn tổng hợp top 5 phương pháp tự nhiên, đơn giản mà chất lượng sau đây.

Bón vôi cho đất nhiễm chua

Một trong số các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua tốt cần kể đến phương pháp bón vôi. Nhằm mục đích trung hòa độ chua của đất canh tác, nhà vườn nên bón những giá thể hay chất trồng có tính kiềm. Mà tiêu biểu phải kể đến đó là vôi nông nghiệp. Đây cũng là phương pháp phổ biến, được nhiều nhà vườn áp dụng, đánh giá cao nhất. Một số sản phẩm vôi chuyên dụng đến cải tạo đất nhiễm chua như là: CaCO3, CaO, Ca(OH)2, CaMg(CO3)2),…

Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp tuyệt đối, nhà vườn cần căn cứ, xem xét độ chua của đất để lựa chọn loại vôi. Song, trước lúc tiến hành bón hãy chủ động kiểm tra chính xác độ pH của đất trồng. Thông qua đó, ta xác định khối lượng vôi cần bón cho đất thật đúng chuẩn.

Bancongxanh.com rất khuyến khích nhà vườn lựa chọn loại vôi dolomite. Đây là loại vôi được chuyên gia nông nghiệp đánh giá cao. Nhất là trong việc cung cấp những nguyên tố quan trọng, thiết yếu cho đất. Cụ thể đó là các nguyên tố kiềm như Ca hay Mg. Song, đây cũng là một khoáng dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho quá trình phát triển của cây xanh. Cuối cùng, không chỉ có công dụng cải tạo đất nhiễm chua thôi đâu, việc bón vôi còn giúp làm giảm, hạn chế tình trạng cây nhiễm độc tố một cách hiệu quả.

Hạn chế lạm dụng phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật

Có lẽ đây là biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn thiết thực và mang tính hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ mọi vấn đề của đất trồng chủ yếu đều xuất phát từ hoạt động, ý thức canh tác của nhà vườn. Thực tế việc lạm dụng các sản phẩm phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật là vô cùng có hại. Nếu chỉ dừng lại ở một mức nhất định, có sự tiết chế thì mới hiệu quả. Tuy nhiên, xu hướng chung bà con đều sử dụng quá mức gây hại đến sức khỏe đất trồng.

Muốn bảo vệ môi trường sống, gia tăng khả năng phát triển, sinh trưởng tự nhiên của cây xanh thì nhà vườn hãy chủ động thay đổi. Thay đổi ở đây chính là thay đổi về thói quen, hành vi canh tác. Chuyển tất cả về hướng hữu cơ, tự nhiên. Đồng thời giảm sử dụng những sản phẩm phân bón vô cơ.

Ngoài ra, cũng tránh tối đa việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi xét về lâu dài thì sẽ gây ra cực nhiều hệ lụy cho sức khỏe đất trồng nông nghiệp. Việc thuốc bảo vệ thực vật lâu ngày không phân hủy thì sẽ khiến cho đất nhiễm chua. Vậy nên, tốt nhất hãy thay thế bằng các sản phẩm lành tính có cùng chức năng. Ví dụ như là chế phẩm sinh học, chủng vi sinh vật đối kháng hay là những thiên địch bảo vệ mùa màng,…

Cung cấp, bổ sung phân bón hữu cơ cho đất trồng

Top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua hiệu quả cho nhà vườn 1Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Phân bón thực sự là một yếu tố quan trọng mà không thể thiếu cho sự phát triển của cây trồng. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ đa dạng, phong phú, đủ đầy nuôi cây.

Vậy, đối với đất nhiễm chua thì nhà vườn cần chủ động tăng cường bón bổ sung các sản phẩm phân bón hữu cơ. Mà tiêu biểu phải kể đến như là phân chuồng và phân xanh đã qua ủ hoai. Bởi hữu cơ chính là nguồn thức ăn chính của hệ thống vi sinh vật có ích làm giàu cho đất trồng. Vậy nên việc bón bổ sung phân hữu cơ cũng là cách gia tăng hoạt động của các vi sinh vật này. Từ đó giúp cho đất trồng trở nên màu mỡ, tơi xốp, thoáng khí. Đặc biệt độ chua của đất trồng cũng phần nào giảm đi một cách đáng kể.

Ngoài ra, việc lựa chọn phân bón hữu cơ cũng được xem là biện pháp cải tạo đất nhiễm chua thân thiện với môi trường sống. Song, nhà vườn có thể bón thêm than bùn hoặc một vài giá thể có lợi khác. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để hồi phục tình trạng, sức khỏe đất. Nhất là tạo tiền đề, tạo môi trường lý tưởng cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao.

Hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ gây hiện tượng trắng đất

Việc hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc trừ cỏ gây ra hiện tượng trắng đất là cần thiết. Bởi nó sẽ khiến số lượng hệ sinh vật có lợi và lượng chất hữu cơ trong đất giảm sút. Song, giữ lại phần cỏ ở bên dưới tán cây thực sự mang đến nhiều công dụng cho cây trồng. Một thảm cỏ với chức năng che phủ sẽ giúp cho tiến trình bốc hơi nước diễn ra hiệu quả. Thế nên, hãy tăng cường độ ẩm cho đất trồng vào mua khô.

Bên cạnh đó, hãy chủ động tiến hành cắt tỉa cỏ định kỳ mỗi tháng. Như vậy sẽ giúp trả về các chất mùn hữu cơ bên trong đất, góp phần làm giàu cho đất trồng canh tác. Bạn có thể tái sử dụng cỏ đã cắt rất tốt. Duy trì một hệ cỏ xung quanh gốc cây mang đến sự đa dạng, phong phú sinh học. Qua đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt thúc đẩy độ tơi xốp, màu mỡ, thoáng khí cho đất trồng.

Bổ sung hàm lượng các chất Humic

Các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn cũng cần đề cập đến bổ sung hàm lượng chất Humic. Đây là thành phần quan trọng có chứa nhiều Fulvic và Axit Humic. Hai chất này đều ở dạng keo đất. Đặc biệt hơn có sự liên kết với các cation bazo. Chính vì cậy mà có công dụng hỗ trợ giúp đất trồng lưu giữ lượng phân bón hữu cơ giàu có nuôi cây, chống tình trạng thất thoát hay rửa trôi có thể xảy ra.

Ngoài ra, chất Humic này còn góp phần vào quá trình cây xanh trao đổi cation. Nhờ vậy mà hệ thống rễ cây sẽ thực hiện quá trình trao đổi khoáng chất một cách dễ dàng, thuận lợi, hiệu quả. Như thế, nhà vườn sẽ tiết kiệm được chi phí mua phân bón hàng năm cho đất trồng. Song, có thể bạn chưa biết, chất Humic còn giúp duy trì mức pH của đất trồng luôn đạt trên trung tính.

Chuyên gia khuyến khích kết hợp bổ sung chất Humic với phân bón hữu cơ để mang đến giải pháp bền vững, lâu dài cho vấn đề cải tạo đất nhiễm chua thời đại mới.

Phần kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Bancongxanh.com về top 5 các biện pháp cải tạo đất nhiễm chua trong canh tác. Tổng quan, vấn đề đất nhiễm chua là hoàn toàn cải thiện được nếu như nhà vườn có những phương pháp phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe đất trồng đều đặn. Quan trọng là những biện pháp này nên được áp dụng vào đúng lúc, đúng thời điểm, đúng nguyên tắc.

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết. Tin rằng những thông tin trên sẽ có ích cho nhà vườn trong công tác chăm sóc, cải tạo đất nhiễm chua của mình.

Xem thêm:

Tại sao bà con phải tiến hành cải tạo đất chua?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *