Bí ngô là loại cây dễ sinh trưởng và thích nghi được với nhiều điều kiện trồng khác nhau, vậy nên bí ngô được nhiều người lựa chọn để trồng tại nhà. Tuy nhiên, chúng ta phải chăm sóc cây bí ngô như thế nào thì mới cho được quả to, đặc ruột? Điều này phụ thuộc phần lớn vào công đoạn chăm sóc và thời điểm thu hoạch phù hợp. Bài viết này, Ban Công Xanh chúng mình sẽ hướng dẫn cách chăm sóc khi trồng bí ngô và cách thu hoạch đúng vụ nhé!
Tìm hiểu chung về cây bí ngô
Bí ngô hay còn gọi là bí đỏ, ở miền Nam người ta thường gọi là bí rợ. Loại cây thuộc họ Bầu Bí. Quả bí ngô có cân nặng rất đa dạng có thể từ 0,45kg đến 450kg (bí đỏ khổng lồ).
Bí đỏ có quả dạng hình cầu hoặc hình trụ. Khi quả chín lớp vỏ và thịt quả co s màu vàng cam. Trong phần ruột bí có chứa hạt. Hạt này được sử dụng cho hai mục đích chính. Đầu tiên là hạt được đem vào sản xuất chế biến để làm ra sản phẩm hạt bí để ăn. Hai là hạt được lưu giữ lại bảo quản làm hạt giống và bán ra ngoài.
Cây bí đỏ có thể ăn được toàn bộ cây. Ngoài quả được sử dụng phổ biến thì phần nụ, hoa, lá và ngọn cũng được thu hoạch để bán. Người ra mua rau và hoa bí về xào lên ăn cũng rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc khi trồng bí ngô
1. Tưới tiêu nước cho bí ngô
Tưới nước:
Khi bạn vừa gieo hạt bí ngô cần tập trung tưới nước thường xuyên cho cây. Tưới khoảng 3 lần một ngày cho đến khi cây bén rễ. Để nâng cao hiệu quả thẩm thấu chất dinh dưỡng từ phân bón, bạn pha loãng phân chuồng để tưới cho cây. Điều này còn làm hạn chế tình trạng cây bị nhiễm mặn từ phân mà chết. Khi cây phát triển ra 3-4 lá thật thì tiến hành tưới nước như bình thường.
- Thông thường vào những ngày nắng nóng, bạn tưới nước cho cây 2 lần/ngày. Nên tưới vào sáng sớm và buổi chiều mát.
- Nếu vào ngày mưa hay trời mát thì chỉ cần tưới 1 lần/ngày.
Nếu bạn sợ rằng cây sẽ bị úng rễ vì tưới nước quá lượng. Sẽ có những cách khắc phục như sau:
- Phương pháp tưới rãnh: Thay vì tưới thẳng vào cây thì bạn tưới vào rãnh để cây thấm nước dần dần. Phương pháp này cũng giúp chất dinh dưỡng bón cho cây không bị rửa trôi. Hay khi tưới áp lực nước làm lá cây bị tổn thương, hạn chế sâu bệnh.
- Phương pháp tưới nhỏ giọt.
- Phương pháp tưới phun sương.
Để biết được tình trạng cây đang thừa hay thiếu nước, các bạn nên chú ý những đặc điểm sau:
- Thiếu nước: Nhận thấy cây sinh trưởng và phát triển kém. Lá cây héo úa dẫn đến chết cây.
- Thừa nước: Phần rễ cây mọc nhiều. Lá cây bị vàng, thối lá và rụng.
Tiêu nước:
Bí ngô có khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên không thể chịu được ngập úng nên bà con cần chú ý dến hệ thống tiêu nước. Nhất là vào mùa mưa cây không thể thoát nước làm rễ úng, thối lá và thối rễ.
Sau một trận mưa lớn cần tiêu nước càng nhanh càng tốt. Nhổ bỏ đi những đám cỏ hay lá già tạo độ thông thoáng cho lá ngô.
2. Bón phân cho bí ngô
Sau khi đã gieo hạt bí ngô được 15 ngày thì tiến hành bón thúc cho cây. Liều lượng phân bón được hướng dẫn dưới đây được sử dụng cho 1ha đất.
Đợt bón | Phân chuồng ủ hoai mục (tấn) | Phân Urê (kg) | Phân Super (kg) | Phân Kali (kg) |
Bón lót | 5 | 400-450 | ||
Bón thúc lần 1 | 50-60 | 40-50 | ||
Bón thúc lần 2 | 60-70 | 60 | ||
Bón thúc lần 3 | 110-130 | 60-70 | ||
Tổng số phân bón | 5 | 220-260 | 400-450 | 160-180 |
Để đảm bảo phân bón thẩm thấu được vào bí ngô, bà con pha hỗn hợp phân bón với nước để tưới cho cây bí ngô. Sau khi đã tưới lượng phân xong thì tưới lại nước sạch để tránh phân bón đọng lại trên lá. Hậu quả khi phân bám lá sẽ khiến lá bị cháy và không thể quang hợp.
3. Cắt tỉa nhánh ngọn cho bí ngô
Khi cây bí đó đã sinh trưởng được 1m thì tiến hành đắp đất để cây phát triển thêm rễ phụ. Rễ phát triển sẽ đảm bảo được cây hấp thụ thêm chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn.
Lựa chọn nhánh khỏe mạnh nhất để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi trái ở đây. Tỉa bỏ các lá vàng giúp cây bí trở nên thông thoáng hạn chế nấm và kích thích ong bướm đến hút nhụy tăng tỉ lệ ra trái.
Khi cây bí ngô ra hoa, bạn ngắt bỏ các hoa đực, bỏ đi phần đài và cánh hoa. Dùng phấn ở vòi nhị để lên vòi nhụy. Công đoạn này giúp gia tăng tỉ lệ đậu trái hơn.
Phòng trừ sâu bệnh hại bí ngô
Các loại sâu hại bí ngô phổ biến bao gồm: Sâu vẽ bùa, sâu bọ trĩ, bọ dưa, sâu tạp,…Các loại bệnh hại bí ngô có: Bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ,…
Để hạn chế tình trạng sâu bệnh tấn công, bạn phải thường xuyên kiểm tra kĩ lưỡng. Dọn sạch những loại cỏ dại xung quanh vườn bí ngô như cỏ xấu hổ, cỏ gấu,…
Nếu phát hiện dấu hiệu quả sâu bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn chụp lại tình trạng cây trồng và đưa ra cơ sở bán thuốc để được tư vấn chi tiết và phù hợp.
Thu hoạch cây bí ngô
Kể từ khi trồng bí ngô bằng hạt, sau khoảng 65 ngày cây đã cho quả đủ lớn. Lúc này bạn có thể tiến hành kiểm tra và thu hoạch. Nên thu hoạch bí ngô vào những ngày nắng ráo. Lựa chọn quả lớn, vỏ vàng và dùng kéo để cắt ngang cuống.
Khi đã thu hoạch quả bạn có thể bọc một lớp bao bóng hoặc đựng trong rổ để hút ẩm tránh làm quả bị hỏng, thối quả.
Lời kết
Hi vọng sau bài viết này, bạn đã nắm được kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng bí ngô. Từ đó thời điểm thu hoạch cũng sẽ chính xác và thu được quả to, chất lượng cao, năng suất tốt. Chúc bạn thành công!
Tham khảo bài viết: Tìm hiểu chung về hạt giống bí ngô