Ngò gai là loại rau được trồng phổ biến, thường được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt. Không những làm tăng hương vị của món ăn, ngò gai còn có thể được sử dụng để chữa bệnh. Tuy rằng ngò gai được lựa chọn trồng tại nhà nhưng các bạn vẫn khá mơ hồ trong việc chăm sóc chúng. Phải chú ý những yêu cầu gì thì cây mới phát triển cho năng suất cao, thời gian thu hoạch nào là phù hợp? Bài viết này, Ban Công Xanh sẽ hướng dẫn cách chăm sóc khi trồng ngò gai bằng hạt và thời điểm thu hoạch phù hợp nhé!
Làm cỏ cho vườn ngò gai
Nếu bạn chỉ trồng ngò gai ở ban công, nơi có diện tích nhỏ thì có thể sử dụng phương pháp thủ công bằng tay là tốt nhất. Cách làm này vừa không cần chi phí lại đảm bảo an toàn. Nên kết hợp làm cỏ vào mỗi đợt bón thúc để tạo độ thông thoáng cho vườn trồng. Ngoài ra hạn chế tình trạng cỏ phát triển mạnh hấp thụ hết phân bón của ngò gai. Nếu để cỏ phát triển mạnh, sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh xuất hiện và trú ẩn làm hại cây trồng.
Làm cỏ đều đặn và loại bỏ các cỏ dại phát triển cao hơn ngò gai khiến cây khó quang hợp. Khi vườn sạch sẽ cỏ, cây sẽ có thể sinh trưởng ở mức tối đa và cho thu hoạch ở mức cao nhất.
Trường hợp cỏ mọc quá nhiều, trong giai đoạn cải tạo đất trước khi trồng, bạn tiến hành sử dụng thuốc diệt cỏ. Bạn có thể tự làm thuốc diệt cỏ tại nhà bằng muối, giấm, chanh,…Việc sử dụng thuốc hóa học, bạn cần chụp lại tình trạng vườn và đem ra cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật uy tín, nghe tư vấn và cách sử dụng phù hợp.
Tưới nước cho ngò gai
Cây ngò gai là loại cây ưa ẩm. Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc cây chịu được úng nước. Khi cây ngò gai bị úng thì nguy cơ nấm bệnh tăng cao.
Bạn nên tưới nước đều đặn cho cây 2 lần/ngày vào hai buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu những ngày nắng nóng nếu thấy cây có tình trạng héo thì tăng lên 3 lần/ngày. Đối với những ngày mưa thì có thể không tưới hoặc tưới 1 lần/ngày.
Khi tưới nước, đồng nghĩa với việc bạn cần chú tâm đến hệ thống thoát nước ổn định. Nhất là vào những ngày trời mưa to kéo dài. Nếu bảo đảm được cả hai yếu tố thì cây ngò gai sẽ sinh trưởng tốt, giảm thiểu nguy cơ bị sâu bệnh, chết rễ hay thối rễ.
Phòng trừ sâu bệnh hại ngò gai
Bạn nên thường xuyên thăm vườn và kiểm tra định kì để kịp thời nhận biết nếu sâu bệnh tấn công ngò gai. Luôn ưu tiên sử dụng phương pháp theo thứ tự lần lượt sau tùy theo mức độ, tình trạng sâu bệnh.
- Phương pháp thủ công, an toàn cho rau trồng và người sử dụng
- Sử dụng thiên dịch
- Sử dụng các chế phẩm sinh học
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Lưu ý: Thuốc khi sử dụng phải lắng nghe tư vấn về cách sử dụng ở địa điểm mua thuốc, liều lượng quy định trên bao bì. Đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng lượng và đúng thời điểm. Như vậy thì công đoạn xử lí mới hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người trồng và người sử dụng.
Vào mùa nắng cần chú ý các loại côn trùng gây hại như nhóm chích hút. Đối với mùa mưa thì chú ý các bệnh hại phổ biến như cháy lá, thối rễ, thối bẹ, bệnh đốm lá,…
Hướng dẫn cách bón phân cho ngò gai
Bón phân là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây ngò phát triển tốt nhất. Bạn cần chú trọng đến công đoạn này, sử dụng đúng là đủ tiêu chuẩn giúp cây khỏe mạnh, thu hoạch nhanh chóng hơn.
1. Bón lót trước khi trồng
Trong giai đoạn chuẩn bị đất, cải tạo đất trồng cần thực hiện bón lót cho đất. So với mỗi giống cây trồng thì khi bón lót sẽ có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng. Nếu bón lót đúng sẽ cải thiện được độ phì nhiêu, tơi xốp và chất dinh dưỡng bên trong đất. Từ đó thì cây cũng sẽ có điều kiện lí tưởng để phát triển khi gieo hạt.
Khi bón lót cho cây ngò gai cần bón khoảng 50-70kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai mục cho 1ha đất. Bón kết hợp cùng làm đất và bón vôi khoảng 500kg/ha. Phơi ải đất từ 10 đến 15 ngày trước khi gieo hạt để đất tái tạo chất dinh dưỡng và tiêu hủy sâu bệnh.
2. Bón thúc cho cây
Khi canh tác cây ngò gai ta cần kết hợp bón thúc với cụ thể là 4 đợt chính. Mỗi đợt trồng, sẽ có liều lượng và yêu cầu cụ thể khác nhau.
- Thời điểm sau khi gieo hạt được 10-15 ngày: Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 để bón cho ngò gai. Liều lượng bón là 20-30kg/ha.
- Sau 5 ngày kể từ ngày cấy cây con: Lúc này bạn tiến hành bón thúc đợt 2. Sử dụng tiếp phân bón NPK 20-20-25 để bón. Liều lượng bón cũng là 20-30kg/ha.
- Sau 20 ngày kể từ ngày cấy cây con: Tiến hành bón thúc đợt 3. Sử dụng phân bón NPK 17-7-17 đển bón cho cây. Liều lượng bón là 20-30kg/ha.
- Sau 30 ngày kể từ ngày cấy cây con. Tiến hành bón thúc đợt 4. Sử dụng phân bón NPK 16-9-21 đển bón cho cây. Liều lượng bón là 20-30kg/ha.
Lưu ý: Để đảm bảo phân bón thẩm thấu hiệu quả, bạn có thể pha loãng phân với nước để tưới cho cây. Sau khi tưới phân thì tưới lại nước sạch để rửa trôi phân đọng lại trên lá. Nếu để phân đọng lên lá sẽ khiến lá bị cháy, ngăn cản quá trình quang hợp.
Hướng dẫn thu hoạch sau khi trồng ngò gai bằng hạt
Kể từ khi gieo hạt cho đến ngày 55-60 là bạn có thể thu hoạch lứa ngò gai đầu tiên. Bạn thu hoạch bằng cách tỉa lá cây hoặc cắt ngang thân để lại gốc cho lứa sau. Nên thu hoạch vào thời tiết nắng ráo, khi thu hoạch xong thì phân một số loại thuốc trừ nấm và kháng khuẩn cho cây ngò gai.
Lời kết
Có thể thấy việc chăm sóc ngò gai cũng giống như chăm sóc các loại rau gia vị khác. Chung quy thì cần chú ý công đoạn tưới nước và thoát nước vì ngò gai ưa ẩm. Nắm được và làm đúng các yêu cầu cơ bản trên thì vườn ngò gai của bạn sẽ sinh trưởng mạnh, cho năng suất tốt và thu hoạch nhanh chóng. Chúc bạn thành công!
Tham khảo sản phẩm: Hạt giống ngò gai