Cây tùng thơm phong thủy có dáng cây đẹp nên thường được đặt ở bàn làm việc, bàn phòng khách. Đây cũng là loại cây thường hay được dùng làm quà tặng vì ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Đặc tính của cây tùng thơm phong thủy
Cây tùng thơm còn được biết đến với các tên gọi khác như cây tùng chanh hay cây tùng hương. Cây có nguồn gốc từ Nam Phi, ở các vùng nói có nhiệt độ ẩm thấp. Khi được đưa về Việt Nam thì loại cây này được trồng nhiều ở các vùng có khí hậu mát mẻ.
Đặc điểm của cây là loại thân gỗ nhỏ, dáng hình tháp, lá dạng kim, màu nõn chuối đẹp mắt. Đặc biệt, ở thân cây tùng thơm có chứa tinh dầu tạo ra mùi thơm dễ chịu. Đây cũng là mùi có tác dụng đuổi các loại côn trùng trong nhà như ruồi muỗi. Vì giá trị thẩm mỹ cao nên loại cây này thường được dùng nhiều để trang trí không gian.
Ý nghĩa của cây tùng thơm phong thủy
Đặt một chậu cây tùng thơm trong nhà, không gian sẽ bừng sức sống, hài hòa với thiên nhiên. Nhờ đó gia chủ cũng giảm stress, tinh thần sảng khoái để tập trung năng lượng làm việc. Mùi thơm dễ chịu tỏa ra từ cây tùng thơm có tác dụng rất tốt trong việc tạo hưng phấn cho mọi người.
Thuộc bộ tùng nên loại cây này mang biểu tượng của đấng quân tử, thể hiện ý chí kiên cường, mạnh mẽ của chủ nhân. Nó cũng là động lực giúp chủ nhân tự tin trong mọi quyết định để phát triển sự nghiệp, công danh.
Cách chăm sóc cây tùng thơm phong thủy
Chú ý về yếu tố ánh sáng
Có thể sống được trong bóng râm nên chậu cây tùng thơm thường được đặt trong nhà. Tuy nhiên mọi người chú ý nên trưng cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên 2 – 3 tiếng trong ngày để cây quang hợp. Thời điểm tốt nhất quang hợp cho cây là vào khoảng 6 – 8h sáng, đây là thời điểm ánh nắng dịu nhẹ, tránh cây bị nắng gắt mà khô héo.
Chú ý về yếu tố nhiệt độ
Cây tùng thơm chịu nóng kém hơn lạnh vì vậy nó ưa sống trong môi trường mát mẻ và có thể phát triển trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây phát triển là từ 27 – 28 độ C. Tránh để cây bị nóng quá, cây sẽ nhanh chết.
Đất trồng cũng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc cây tùng thơm phong thủy
Loại cây này không chịu được úng nên đất trồng phải là đất tơi xốp, nhiều mùn để thoát nước tốt. Đất cũng cần phải chứa nhiều chất dinh dưỡng. Lời khuyên cho người trồng là nên trộn đất với sỏi nhỏ hoặc xỉ than để thoáng đất hoặc đặt những mảnh sành nhở ở dưới đáy chậu.
Chú ý về yếu tố nước
Không nên tưới quá nhiều nước cho cây tránh để xảy ra tình trạng cây bị hư lá, thối rễ. Khi mặt chậu cây se khô thì hãng tưới và nên tưới cả nước vào lá cây để tăng khả năng quang hợp.