Cây vú sữa không quá khó trồng, cây cho trái ngon, cho bóng mát một góc sân. Đặc biệt, cây còn mang nhiều lợi ích không ngờ. Bài viết đây sẽ cung cấp cho bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa.
Đặc điểm cây vú sữa
Cây Vú Sữa là cây thường xanh, thân gỗ lâu năm. Vú sữa phát triển nhanh, thân dẻo, tán lá rộng. Cây trồng lâu năm có chiều cao lên đến 10-15 m. Lá mọc so le, hình ô van đơn, mép liền, dài 5–15 cm. Lá có 2 màu, mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có màu vàng nâu. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Hoa Cây Vú sữa là loại hoa lưỡng tính. Quả của Cây Vú sữa tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Nó ra quả quanh năm sau khi đạt đến 7 năm tuổi trở lên
Kỹ thuật trồng cây vú sữa
Khi mua cây giống tại vườn, cắt bỏ vỏ bầu. Đào hố trồng có kích thước phù hợp. Cho thêm hỗn hợp sơ dừa, tro trấu,ít phan bò trộn đầu vào hố. Đặt cây vào giữa hố trồng, sao cho cây thẳng đứng không nghiêng ngã. Mặt bầu ngang với mô đất trồng. Lấp đầy hố bằng lớp đất mặt. Nén đất đủ độ chặt. Đối với cây có kích thước lơn cần cắm cọc cố định cây. Sau đó tưới nước giữ ẩm. Sau khi trồng đối với những cây giống nhỏ cần che bóng mát hạn chế ánh mặt trời trực tiếp.
Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa
Nhu cầu ánh sáng và nước
Cây vú sữa là loài cây ưa sáng, ưa nắng. Cần trồng cây nơi có nhiều nắng. Với những cây vú sữa cần tưới nước cho cây mỗi ngày. Để cây sớm ổn dịnh, mau ra rễ mới. Vào những giai đoạn trái lớn, quả sắp chin hay vào mùa khô nắng cần cung cấp đủ nước. Vào mùa mưa thì giảm số lần tưới lại.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Đối với cây trồng sân vườn, cảnh quan
Cắt tỉa bớt những cành tan, cành sát gốc, cành khuất tán. Chỉ để lại những cành trên cao, ngoài nắng. Cắt tỉa để cành phân bố đều các hướng. Sau này cây cho tán tròn đều. Cắt bỏ những cành sâu bệnh, ốm yếu. Giúp cây thông thoáng, kích thích chồi mói, giảm thiểu sâu bệnh.
Đối với cây trồng bosai
Đối với những cây trồng từ cành chiết hay hạt, có thể ngắt ngọn để khống chế chiều cao cây theo ý muốn. Tùy theo sở thích của người chơi mà cắt tỉa tạo dáng độc đáo.
Đối với cây trồng thu hoạch trái
Những cây đã cho thu họach cần chú ý tỉa bớt các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành yếu, cành mang sâu bệnh… để giúp cây thông thóang và kích thích ra chồi mới. Sau mỗi vụ thu họach nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá, và có biểu hiện sinh trương phát triển kém. Có thể cưa ngắn các cành này chỉ còn lại khỏang 50 – 60cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Dùng sơn sơn lên bề mặt cưa đẻ tránh mầm bệnh thừa cơ xâm nhập.
Sau thời gian khỏang 30 ngày, cây sinh nhiều chồi mới. Cần tỉa bỏ bớt chỉ chừa lại từ 2-3 chồi khỏe và phân bố đều các hướng. Khi chồi phát triển khỏang 50cm thì tiến hành bấm đọt hủy đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.
Đối với vường cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có khả năng cho quả sau 15 – 18 tháng.
Kỹ thuật Bón phân cho cây Vú sữa:
Đối với những cây vú sữa trồng làm cảnh khu có nhu cầu cho trái nhiều. Bón định kỳ 1 tháng / lần cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Đối với những cây vú sữa trồng thu hoạch trái. Kỹ thuật bón phức tạp hơn, bón theo từng giai đoạn của cây.
Trong những năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân urê + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần.
Sau khi trồng từ năm thứ 5 trở đi là cây bắt đầu cho trái ổn định – giai đọan vườn cây kinh doanh. Cần bón theo 4 giai đọan: xử lý ra hoa, đậu quả, nuôi quả,trước thu họach 1tháng. Tùy theo sản lượng và độ tuổi của cây mak liều lượng có thể thay đổi
Lần 1: giai đọan xử lí ra hoa: ngay sau khi thu họach trái vụ trước bón 10kg vôi sau đó 10 – 15 ngày bón thêm 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai + 3 – 4 kg NPK lọai 20 – 20 – 15.
Lần 2: Bón sau khi trổ hoa trái có đường kính khỏang 1cm ới lượng bón : 1 – 2kg urê + 1- 2kg DAP
Lần 3: Bón lúc trái có đường kính 3cm dùng hỗn hợp 2 -3 kg phân NPK 20- 20- 15, + 1-2kg KCl
Nắm được cơ bản kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa, thì việc trồng cây đã trở nên dễ dàng hơn. Sân vườn sẽ trở nên thú vị hơn khi trồng loài cây này.
Tham khảo một số bài viết về cây vú sữa