Với dáng vẻ độc đáo, lá to tròn xanh mướt cây được trồng rộng rãi . Cây được trồng ở các sân vườn, trang trí nội thất hay kết hợp với các lọai cây hoa cảnh khác.. Kè Nhật có tốc dộ sinh trưởng và phát triển chậm. Cây có đòi hỏi cao không? Cách chăm sóc cây Kè Nhật có khó không?
Đặc điểm cây Kè nhật
Tên thường gọi: kè nhật, cọ nhật, mật cật lá to
Tên khoa học: Licuala grandis
Họ thực vật: Arecaceae (Họ Cau)
Cây kè nhật phát triển tương đối chậm, thân cây có màu xám với nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở đỉnh, dạng quạt, chia thùy nông, đầu thùy lõm lại thành 2 phiến nhỏ, mép lá hình răng cưa với màu xanh bóng nổi bật gân chân vịt. Cụm hoa kè nhật mọc ở gốc lá rụng, dạng chùm cong chia cành nhánh nhiều, dài 20cm. Quả hình cầu nhỏ màu xanh khi chín màu đỏ cam.
Cách chăm sóc cây Kè nhật
Cây kè Nhật là một loài cây khỏe, dễ trồng và chăm sóc. Tốc độ sinh và phát triển chậm.
Nhu cầu nhiệt độ và ánh sáng cho cây Kè nhật
Cây kè nhật thuộc nhóm cây ưa sáng hay chịu bóng bán phần. Vì cây chịu được bóng bán phần nên được trồng ở các hành lang, trang trí phòng khách, đại sảnh. Cây được đặt ở vị trí gần cửa sổ, của kính hướng nắng. Cây phải được cung cấp ít nhất nửa ngày. Cây phát triển tốt nhất khi được cung cấp đầy dủ ánh sáng. Khi đó lá cây xanh mướt óng ánh rất đẹp.
Cây chịu khí hậu nóng và mát. Nhiệt độ từ 15-37 0 C. Cây không chịu được lạnh. Cần đảm bảo độ ẩm không khí nếu không lá sẽ không đẹp.
Nhu cầu nước và đất trồng của cây Kè Nhật
Họ câu dừa nói chung và cây kè nhật nói riêng đều không kén đất nhưng ưa ẩm. Chính vì vậy cần chọn loại đất trồng có khả năng giữ ẩm cao, thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho Kè nhật là đất đen pha cát.
Đất đen giàu mùn, đạm, lân nhưng nghèo kali. Đất đen có mùn và đạm đạt khoảng 2,0 – 4,0%. Đất đen có thành phần cơ giới trung bình và thịt nặng. Đất đen trồng cây có độ màu mỡ cao, tốt cho cây.
Cây Kè nhật có rễ lớn và nhiều thích ẩm ướt. Khi trồng sân vườn. Tưới mỗi ngày để cây luôn đủ nước. Khi trồng nội thất, không khí mát mẻ, nước bốc hơi ít có thể tưới định kỳ 2-3 ngày 1 lần.
Chế độ phân bón cho cây Kè nhật
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón. Phân bón hữu cơ: phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân xanh, phân vi sinh, phân sinh học hữu cơ. Phân vô cơ: phân đơn (phân đạm, phân lân, phân kali), phân tổng hợp( NPK, phân DAP,..). Phân bón lá ECO.
Cây Kè nhật ưa thích phân hữu cơ: phân rác mục, phân chuồng hoai bón 3-4 tháng/ lần. Đối với phân tổng hợp bón định kỳ 1 tháng 1 lần theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Tùy theo khả năng và nhu cầu mà có thể lựa chọn loại phân bón phù hợp.
Kỹ thuật cắt tỉa cho cây Kè nhật
Cây Kè nhật có thân đẹp, tán lá to tỏa tròn. Cây rất ít khi thay lá. Cần cắt tỉa bớt lá khi thấy cây quá um tùm, lá vàng để giữ cây luôn đẹp. Việc cắt tỉa tạo độ thông thoáng, giảm khả năng bị sâu bệnh hại cho cây.
Sâu bệnh trên cây Kè nhật
Cây Kè Nhật thường hay gặp nhện đỏ hay rệp sáp đóng thành mảng mặt dưới lá hoặc ở nách lá để hút nhựa cây. Trong quá trình chăm sóc cây, cần để ý để phát hiện sớm, dễ điều trị.
Khi trồng nội thất hay vườn nhà , gia chủ thường hay e ngại việc dùng thuốc hóa học. Vì vậy có thể xử lý bằng phương pháp sinh học, thủ công. Dùng khăn lau sạch mặt lá. Có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học được làm từ ớt tỏi giã nhuyễn pha nước. Hay nước rửa chén pha loãng. Phương pháp này tốn công và mất nhiều thời gian cần phải kiên trì khi thực hiện.