Chia sẻ kinh nghiệm

Cây Kè nhật bị vàng lá do đâu?

Cây kè nhật bị vàng lá

Kè nhật có hiện tượng bị vàng lá. Tình trạng kéo dài cây èo uột và có thể bị chết. Nguyên nhân vì đâu mà cây kè nhật bị vàng lá?

Cây Kè nhật vàng lá do thiếu nước

Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước

Bộ rễ không nhận đủ nước để cung cấp cho cây. Do khoảng cách các lần tưới qua xa hay lượng nước tưới của mỗi lần không đủ. Khi trồng ngoài sân vườn, thời tiết nắng nóng lượng nước bốc hơi lớn. Nước trong đất không đủ cung cấp cho cây. Hay khi tưới chỉ ướt bề mặt đắt, nước không đủ để thấm xuống bên dưới.

Biểu hiện

Khi cây mới bị mất nước, lá không còn căng xanh mướt mà bị mêm rủ xuống. Tình trạng thiếu nước kéo dài, lá  sẽ bị vàng dần từ mép rồi lan rộng ra hết lá. Lá vàng và khô dần từ ngoài mép vào.

Biện pháp khắc phục

Trong quá trình trồng chăm sóc thấy cây có biểu hiện như trên cần tăng số lần tưới trong tuần hoặc lượng nước tưới mỗi lần. Mỗi lần tưới phải tưới đủ nước, đủ ẩm. Đối với cây trồng sân vườn tưới định kỳ 1-2 ngày/ lần. Điều chỉnh tùy theo thời tiết nắng nóng ha mưa  mà tưới phù hợp.  Đối với cây trồng nội thất tưới đình kỳ 2 lần / tuần. Trong không gian nội thất, lượng nước bốc hơi tương đối chậm nên khoảng cách các lần tưới xa hơn so với cây trồng sân vườn.

Cây Kè nhật vàng lá do dư nước

Nguyên nhân

Khi trồng chậu, chọn chậu không có lỗ thoát nước hoặc đất không tơi xốp bị vón cục, thoát nước kém. Lượng nước dư không thoát được sau mỗi lần tưới gây đọng úng. Khi trồng sân vườn, cảnh quan ở những vị trí đất trũng. Trong những ngày mưa bão, nước bị đọng ở vùng trũng.

Lượng nước trong đất lớn làm kín hết các kẽ hở trong đất. Làm cho không khí không vào được. Rễ cây thiếu oxi bị ngộp gây úng thối rễ.

Biểu hiện

Ở vị trí trồng cây luôn trong tình trạng ứ nước. Cây thường có hiện tượng lá non nhạt sau đó vàng dần rồi rụng.

Biện pháp khắc phục

Để cứu vãn cần ngưng tưới nước, xới đất thêm hoặc thay đất mới để tạo điều kiện thoáng khí trong đất. Nếu nặng rễ bị thối cần cắt bỏ hết phần rễ thối sau đó trồng lại với lớp đất mới. Phát hiện muộn, tình trạng nặng cây sẽ bị chết do bị thối nhũng từ dưới lên.

Cây kè nhật bị vàng lá do thiếu sáng

Nguyên nhân

Cây Kè Nhật ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần. Nên được sử dụng trong trồng cây nội thất. Khi trồng nội thất đặt cây ở những vị trí thiếu sáng, những góc không có ánh sáng tự nhiên  hay quá tối.

Biểu hiện

Cây mọc yếu dường như bị ngưng phát triển. Cây không hình thành cành lá mới, lá dần vàng héo

Biện pháp khắc phục

Cần mang cây ra nơi có áng sáng đẩy đủ để dưỡng cây. Khi này cây đã bị tổn thương nên dưỡng ở những nơi râm mát có ánh sáng nhẹ 70-80% . Trong quá trình trồng nếu không gian nội thất không có điều kiện thích hợp thì cần định kỳ mang cây hứng sáng ít nhất 1 tuần/ lần để cây tổng hợp diệp lục. Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cây Kè nhật vàng lá do thiếu 1 hay nhiều nguyên tố đa lượng, vi lượng

Nguyên nhân

Trồng cây thời gian dài, lâu quá không bón phân, làm cho đất bị thiếu dinh dưỡng. Hay bón phân với hàm lượng không đúng. Cây không mọc thêm cành nhánh mới, không ra hoa, lá bị vàng. Phát hiện tình trạng này cần xác định xem cây đang bị thiếu dưỡng chất để bón chính xác hơn. Cây bị vàng lá thường do thiếu một trong số các chất sau: Đạm (N), Kali (K). Magie(mg), Sắt (Fe)

Biểu hiện

Tùy vào mỗi nguyên tó và hàm lượng thiếu mà cây sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có khi cây biểu hiện ở những lá non, chôi non, ngọn cây. Có lúc lại biểu hiện ở những lá già hay thân cành. Theo một số kinh nghiệm kết hợp dựa trên những cơ sơ khoa học đưa ra những kết quả sau:

Thiếu Đạm (N)

Cây chậm phát triển, lùn. Lá nhỏ có màu nhợt nhạt. Thân còi cọc. Khi cây bị thiếu đạm quá nhiều lá vàng khô rụng.

Thiếu Lân (P)

Cây lùn có màu xanh đậm bất thường. Lá có màu nâu hơi xanh đến đen. Mặt dưới lá có màu sạm đồng.

Thiếu Kali ( K)

Lá mất màu xanh. Có những đốm chết nhỏ ở chóp lá và mép lá. Lá có màu nâu rỉ sét. Chóp lá cong, dợn sóng.

Thiếu Mg

Lá mất màu xanh bắt đầu từ chóp lá và mép lá, không có đốm chết. Gân lá vẫn xanh. Chóp lá và mép lá cong xuống. Lá dễ rụng.

Thiếu Fe

Lá mới rụng vàng. Lá mất màu xanh nhưng gân lá xanh. Đầu lá khô và lan rộng.

Thiếu Mn

Lá mới bị vàng, chỉ có gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đôm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ.

Thiếu Lưu huỳnh (S)

Lá mới xanh nhạt, gân lá nhợt nhạt. Lá không khô, không có đốm chết.

Thiếu Canxi (Ca)

Đầu lá bị khô thành dạng móc câu. Chồi non nhợt màu yếu thường bị chết. Cây có màu xanh đậm hơn bình thường

Thiếu Bo (B)

Đầu ngọn chết khô, gốc lá non bị thối. Thân và cuống lá rất giòn. Bộ rể bị chết, nhất là đầu rể.

Biện pháp khắc phục

Xác định được chính xác hàm lượng mà cây đang thiếu chỉ cần bón đúng loại dưỡng chất đó. Nếu không xác định được thì sử dụng các loại phân bón vô cơ như NPK, DAP bón 2 tuần/ lần với đúng liều lượng bổ dung thêm phân vi lượng. Khi thấy cây dần xanh tươi trở lại thì bón 1 tháng/ lần. Có thể sử dụng bất kỳ loài phân nào phù hợp như phân vô cơ, phân hữu cơ hoai mục, phân rác, phân xanh,..

Kè Nhật bị vàng lá do dư hàm lượng phân bón

Nguyên nhân

Do muốn cây phát triển nhanh hay sử dụng phân bón không đúng cách. Sử dụng lượng phân bón quá nhiều trong một lần bón hay bón quá nhiều lần với khoảng cách quá gần nhau.

Biểu hiện

Khi hàm lượng phân bón quá nhiều gây nóng cháy rễ. Dịch tế bào chảy ra ngoài dẫn đến mép lá khô vàng

Biện pháp khắc phục

Khi dùng phân vô cơ (phân hóa học) cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi bón cho cây. Khi thấy cây bị sốc do bón phân cần tưới nhiều nước để xả lượng phân thừa hoặc thay dất mới cho cây.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cây Kè nhật bị vàng lá, lá bị khô cháy xém là do thiếu nước. Các nguyên nhân còn lại cũng xảy ra nhưng ít hơn. Đừng quá lo lắng khi cây bị vàng lá hãy tìm chính xác nguyên nhân để khắc phục. Cây kè nhật sẽ nhanh chóng hồi phục, và phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm một số bài viết về cây Kè nhật:

Cách chăm sóc cây Kè Nhật?

Những lợi ích mà cây Kè Nhật mang lại?

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *