Vỏ đậu phộng thường bị lãng phí trong quá trình sản xuất. Cũng như bao vật liệu hữu cơ khác, đây là một loại nguyên liệu có giá trị sử dụng cao. Ngày nay, người ta đã khám phá ra nhiều phương pháp biến phụ phẩm này thành các sản phẩm khác. Vỏ lạc có thể được ứng dụng trong nông nghiệp và cả công nghiệp!
Vỏ đậu phộng xuất phát từ đâu?
Cây Lạc, đậu phộng là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong rễ cây cây họ đậu có các nút sần chứa vi khuẩn cố định đạm, được trồng xen canh với một số cây để chống xối mòn đất, tăng năng suất cây trồng chính. Hạt đậu phộng rất giàu dinh dưỡng và các axit béo. Vì thế được sử dụng để sản xuất dầu thực vật, bơ đậu phộng, các loại thực phẩm khác như bơ, bánh, kẹo,…Vỏ đậu phộng bản thân cũng chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng. Thành phẩn chính của vỏ đậu phộng bao gồm các chất như Cellulose 37%, Lignin 28.8%, Protein 8.2%, Carbohydrate 2.5%,…Tuy nhiên, trước đây, đây lại được coi là rác thải của việc sản xuất. Vỏ đậu phộng thường không được tái sử dụng!
Bạn biết không?
Việc trồng lạc phổ biến ở một số quốc gia đông dân, trong đó nó là cây lương thực chính. Theo Tổ chức Nông lương Thế giới (World Food and Agriculture Organization), các nước sản xuất lạc lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Indonesia và Myanmar. Trên toàn thế giới, diện tích trồng lạc khoảng 22,2 triệu ha, bao gồm 16,3 triệu ha ở châu Á, 7,39 triệu ha ở châu Phi và 0,7 triệu ha ở Nam và Trung Mỹ.
Việt Nam là quốc gia có sản lượng đậu phộng (lạc) đứng thứ năm ở châu Á, và chiếm 2% sản lượng thế giới. Mỗi năm, có khoảng 530.000 tấn đậu phộng được đưa vào sản xuất. Khối lượng vỏ đậu phộng chiếm khoảng 20% khối lượng hạt đậu phộng. Nếu chỉ tính riêng Việt Nam thì mỗi năm người ta lãng phí hơn 10.000 tấn vỏ đậu phộng.
Nhưng vỏ đậu phộng có nhiều lợi ích hơn như thế!
Những năm gần đây, vỏ lạc đã được xử lý hóa học hoặc sinh học để thu được các sản phẩm hữu ích trước khi trở thành chất hoàn toàn không có giá trị sử dụng!
Sử dụng trong chăn nuôi gia súc
Vỏ đậu phộng là một trong những nguồn nguyên liệu làm thức ăn tốt nhất trong chăn nuôi hiện đại. Vỏ đậu phông chứa protein thô, xơ thô, chất béo và các loại vitamin. Hàm lượng chất xơ thô đứng đầu trong số các loại thức ăn chăn nuôi, chiếm 60%. Vỏ lạc có thể sử dụng thô, hoặc qua một số phương pháp chế biến thành dạng viên nén, bột. Khi hòa vào phẩu phần ăn, vỏ đậu phộng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho bò sữa, bò thịt, gà,..
Khi được ngâm trong nước, thêm xà phòng (gây phân hủy sinh học), để khô và rắc baking soda. Vỏ lạc được sử dụng để lót chuồng gia súc giúp xử lý chất thải dễ dàng hơn.
Được sử dụng trong trồng trọt
Vỏ đậu phộng rất giàu carbon và nitrogen. Phân trộn vỏ đậu phộng làm tăng tổng lượng nitơ và phốt pho và kali có sẵn của giá thể. Các lợi ích trên làm tăng các chỉ số phát triển của thực vật.
Trước đây, than bùn được biết đến như một vật liệu cải tạo đất. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc khai thác than bùn quá mức (vốn là nguồn tài nguyên không thể tái tạo) gây ra những tác động tiêu cực với môi trường. Phân trộn vỏ đậu phộng là một giải pháp thay thế thích hợp cho than bùn như một giá thể sinh trưởng của cây cảnh. Do các đặc tính thuận lợi và độ xốp cao, loại vật liệu này có thể được trộn với các chất nền có độ xốp thấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vỏ đậu phộng có liên quan đến việc giá thể trồng nhiễm một số bệnh nấm. Để giải quyết tình trạng trên, người ta thường sử dụng phương pháp hun. Đây là phương pháp đốt vỏ dưới nhiệt độ cao để thu được thành phẩm tro. Vỏ đậu phộng sau khi hun đã điệt diệt sạch các mầm bệnh. Đây là một chất trồng tơi xốp, giữ ẩm nhưng cũng thoát nước rất tốt. Thường được trộn vào giá thể trồng lan, các loại cây cảnh và hoa.
Xem thêm: Vỏ lạc hun trồng lan – giá thể hữu dụng nhưng ít người biết đến
Các ứng dụng khác trong công nghiệp
Vỏ đậu phộng được sử dụng trong sản xuất xà phòng, các sản phẩm phụ là những chất có giá trị cao như rượu, aldehyd và than hoạt tính. Sau một số xử lý hóa học, nó có thể được sử dụng để làm thanh, đồ nội thất chất lượng cao và các công cụ bằng gỗ khác.
Là nguyên liệu đốt
Vỏ lạc rất dễ cháy. Cùng với gỗ khô, lá, vỏ đậu phộng thường được sử dụng để làm vật liệu đốt, sưởi ấm. Trong xử lý công nghiệp, Vỏ được đưa vào máy nghiền để nghiền thành những mảnh vụn nhỏ đồng nhất. Sau đó được sấy khô rồi chuyển tiếp đến dây chuyền nén ép bằng nhiệt độ và áp suất cao. Ở quá trình này, vỏ đậu phống sẽ bài tiết lignin, có tác dụng như một chất kết dính tự nhiên để tạo thành các sản phẩm viên nén với tỷ trọng cao. Sau bước này, vỏ đậu phộng sẽ biến thành những viên nén đậu phộng rắn chắc, rất thích hợp để làm nguyên liệu đốt trong các ngành công nghiệp thực phẩm, năng lượng.
Vật liệu đóng gói
Tất nhiên, bạn sẽ cần rất nhiều thứ để đóng gói hàng hóa, nhưng nó rất hợp lý. Thay vì xốp để đóng gói, hãy thử với vỏ đậu phộng. Bạn cũng sẽ giúp ích cho môi trường, vì bọc xốp và bong bóng nhựa không thân thiện với môi trường.
Khi xu hướng tái sử dụng và nông nghiệp hữu cơ được xem trọng những năm gần đây, vỏ lạc thật sự trở thành một nguồn vật liệu quý giá. Còn bạn đã có cách tái sử dụng loại nguyên liệu này theo cách của mình chưa, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Xem thêm: Xơ dừa và tro trấu thay thế cho than bùn trong bầu đất trồng cây