Trùn quế hay còn được gọi là giun quế, giun đỏ, chúng thuộc nhóm trùn ăn phân và có thể thải ra chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Hiện nay trùn quế được đưa vào nuôi công nghiệp để tạo ra phân bón hữu cơ và làm nguồn thức ăn vỗ béo cho vật nuôi. Đối với nhà vườn thì không còn quá xa lạ gì khi nhắc đến phân trùn quế. Đây được xem là loại phân hữu cơ cao cấp, giàu dinh dưỡng số 1 cho cây trồng. Sau đây là một số lưu ý khi bạn tự ủ phân trùn quế tại nhà sao cho hiệu quả và tiết kiệm.
Có thể nuôi giun đất để làm phân trùn quế không?
Câu trả lời là không. Giun đất mà bạn tìm thấy không thể tạo ra phân trùn quế. Giun đất có màu nâu sẫm, thường được tìm thấy trong đất còn trùn quế có màu hồng và thường sống trong nơi có nhiều chất hữu cơ phân hủy. Phân của con trùn quế cũng tốt hơn thì phân của chúng có một lớp màng thủy phân giúp giữ chất dinh dưỡng và giữ ẩm cho đất tốt hơn.
Ngoài ra trùn quế còn sinh sản nhanh, có tính cộng đồng và có thể sống được trong không gian hạn chế. Giun đất ưa sống trong đất, không xử lý được lượng lớn các loại rác thải nhà bếp, phân bò vì vậy không thể tạo ra phân bón dinh dưỡng cho cây trồng. Trong ruột trùn chứa hàng triệu vi sinh vật có lợi giúp xử lý mầm bệnh, phân giải các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu.
Vị trí ủ phân trùn quế
Việc tự ủ phân trùn quế tại nhà khá đơn giản, tuy nhiên cần chú ý vị trí ủ phân hợp lý để có thể mang lại hiệu quả cao. Vị trí tốt nhất để ủ phân là nơi khô ráo, thoáng mát. Nên kê cao thùng ủ để tránh côn trùng làm hại hay dính nước. Nơi ủ phải có mái che mưa che nắng. Trùn quế sợ ánh sáng và tiếng ồn nên cần chuẩn bị một nơi tối, yên tĩnh để ủ phân. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm bạt che để che chắn kĩ, tránh ánh sáng lọt vào khiến trùn sợ hãi.
Thức ăn của trùn quế là gì?
Việc chuẩn bị thức ăn cho giun quế rất đơn giản. Chúng thuộc loại trùn ăn phân, đặc biệt thích ăn phân bò, phân trâu, phân dê… Tuy nhiên phân gà ta chứa hàm lượng lân cao nên trùn quế ăn ít. Ngoài phân ra thì trùn quế cũng ăn rác thải nhà bếp, giấy vụn, bìa mục… Tránh cho trùn ăn loại vỏ, rác nhà bếp có vị cay, đắng, chua và chứa độc. Có thể cho trùn quế ăn thức ăn trực tiếp, nhưng tốt nhất nên ủ trước cho trùn dễ ăn và nhanh lớn.
Khi nào thì nên thu hoạch phân trùn quế?
Ưu điểm khi tự ủ phân trùn quế chính là tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Thông thường ủ phân trùn quế hơn 1 tháng là có thể thu hoạch. Tuy nhiên tùy vào các yếu tố khác như con giống, thức ăn… để nhận biết khi nào thì nên thu hoạch. Cách nhanh nhất đó chính là quan sát lượng phân mà trùn quế đã thải ra. Nếu lượng phân nhiều thì có thể tiến hành thu hoạch.
Cách nhận biết phân trùn quế chất lượng
Sau khi ủ phân trùn quế nên kiểm tra xem phân đã đạt chất lượng hay chưa rồi mới đem bón cho cây trồng. Trong quá trình ủ nếu không làm đúng quy trình, cho ăn sai cách sẽ dẫn đến phân trùn bị sống. Phân trùn sống thường xảy ra khi nuôi ăn bằng phân bò. Nếu không biết điều chỉnh lượng phân bò khi cho ăn thì thức ăn sẽ không được trùn ăn và tiêu hóa hết.
Phân trùn quế còn sót phân bò sẽ có màu hơi vàng kèm mùi hôi của phân bò chính là phân sống. Phân sống kém chất lượng, không nên bón cho cây trồng. Do đó sau khi ủ phải quan sát thấy phân mịn, màu nâu đen và có mùi tanh đặc trưng thì là phân đã đạt chuẩn.
Ngoài ra độ ẩm cũng là yếu tố quan trọng để đánh ra phân trùn quế. Khi mới thu hoạch phân có độ ẩm cao từ 70 – 80%. Phân có độ ẩm cao sẽ thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, tốt cho cây trồng. Các loại phân bán trên thị trường thường đã qua giảm ẩm để dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
Những lợi ích khi ủ phân trùn quế tại nhà
Tự ủ phân trùn quế không chỉ tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng cho cây mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Nuôi trùn quế giúp xử lý các rác thải nhà bếp một cách nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, sau khi thu hoạch phân có thể lấy trùn quế cho gà ăn vỗ béo.
Lời kết
Tự ủ phân trùn quế tại nhà không khó khi nắm được kỹ thuật và những lưu ý trên. Ở bài viết sau bancongxanh.com sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tự làm phân trùn quế tại nhà. Cùng đón xem nhé!
Xem thêm: