Xương rồng có nguồn gốc từ vùng sa mạc, các vùng đất khô nóng và có điều kiện khắc nghiệt. Ngày nay xương rồng có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau nhờ sự di chuyển của con người, trong đó có Việt Nam. Loại cây này sẽ bất tử ở môi trường tự nhiên của chúng, nhưng khi con người đem về nuôi thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề như cây bị úng nước, thối gốc, mềm thân… Đặc biệt là người mới trồng cây chưa có kinh nghiệm sẽ rất dễ mắc phải những vấn đề này. Vậy một số vấn đề thường gặp khi trồng xương rồng là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Một số vấn đề thường gặp khi trồng xương rồng
Cây xương rồng bị thối gốc
Đây là một trong những bệnh phổ biến khi chúng ta chăm xương rồng không đúng cách. Dấu hiệu của bệnh thối gốc là xuất hiện những đốm thối chứa nhiều nước có màu xám hoặc nâu đen, các chấm mốc màu đỏ tím hoặc màu trắng. Dần dần các đốm bệnh sẽ lan rộng xung quanh thân dẫn đến cây bị khô và chết.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thối gốc, thối nhũn là do vi khuẩn nấm lưỡi liềm thuộc lớp nấm bào tử sợi. Loại vi khuẩn này sinh sôi khi chúng ta bón phân chuồng chưa ủ hoai kĩ cho xương rồng (phân bò, phân gà…). Các loại phân này khi chưa ủ kĩ sẽ còn tồn tại nhiều loại nấm và vi khuẩn, chúng sẽ xâm nhập vào vết thương của cây và phát triển. Nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 25 – 30 độ C. Thời tiết càng ẩm thì bệnh thối nhũn càng trở nặng.
Bệnh thối gốc rất nguy hiểm nên chúng ta phải có biện pháp phòng ngừa bệnh đúng đắn. Trước tiên nên trồng cây bằng đất sạch, không nấm bệnh. Nếu trộn phân chuồng vào đất thì phải lựa chọn phân đã ủ hoai kĩ. Định kỳ phun thuốc chống nấm Daconil 0,1%. Bên cạnh đó, nếu thực hiện chiết cành thì phải dùng dụng cụ sạch đã khử trùng bằng cồn 70 độ. Khi cây có dấu hiệu bị bệnh thì nên nhổ bỏ phần nhiễm khuẩn và khử trùng đất hoặc thay đất trồng mới.
Thân cây xương rồng bị mềm
Sẽ thế nào nếu cây xương rồng nổi tiếng là cứng cáp, chống chịu tột đột nhiên thân bị mềm và yếu ớt đi? Thân cây xương rồng bị mềm là một vấn đề được nhiều người quan tâm mà hôm nay chúng ta sẽ cùng giải đáp.
Có nhiều nguyên nhân khiến cây xương rồng bị mềm, trong đó:
- Do thừa nước: Nước là yếu tố quan trọng khi chăm sóc xương rồng. Bởi vì không giống như các loài cây khác, xương rồng có nhu cầu nước rất ít, chúng có thể sống mà không cần tưới nước trong một thời gian dài. Do đó nếu bạn tưới nước quá nhiều thì cây sẽ bị ngập úng, thối rễ dẫn đến cây bị mềm. Khi cây xương rồng bị mềm do thừa nước chúng sẽ có xu hướng co lại và màu sắc cũng thay đổi.
- Do đất trồng: Nếu đất nền bị ép chặt thì sẽ dễ khiến cây bị mềm thân. Đất bị nén chặt sẽ làm cho khả năng thoát nước của cây kém đi, cây bị giữ nước sau đó ngập úng và thối rễ, mềm thân.
- Vi khuẩn: Nguyên nhân của nhiều loại bệnh, đôi khi vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển khiến thân cây xương rồng bị mềm đi. Điều kiện để vi khuẩn xâm nhập là khi cây rơi xuống đất, khi chiết cành không khử trùng dụng cụ…
Khi cây xương rồng mềm thân thì ta có thể xử lý bằng cách loại bỏ phần bị bệnh, giữ lại phần thân lành lặn và đặt ở nơi khô ráo, đợi vết thương khô lại và trồng như bình thường. Bên cạnh đó nên tưới nước vừa phải cho cây, tránh tưới nước vào mùa đông.
Xương rồng bị cháy nắng
Xương rồng được biết đến là đứa con của sa mạc, có thể thích nghi ở điều kiện khô nóng và khắc nghiệt. Tuy nhiên có một số trường hợp cây xương rồng bị cháy nắng và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Dấu hiệu phát hiện xương rồng bị cháy nắng là khi cây có màu hơi vàng hoặc màu nâu đen. Nghiêm trọng hơn thì cây sẽ phát triển chậm, xuất hiện côn trùng hay thậm chí là chết cây.
Ngay cả xương rồng cũng có thể cháy nắng, nguyên nhân là do có nhiều loại xương rồng chịu nắng kém hơn các loài cây còn lại. Ngoài ra cây có khả năng bị cháy nắng cao nếu bạn đặt chúng gần cửa sổ có kính. Bởi vì khi ánh mặt trời đi qua cửa kính sẽ khiến nhiệt độ tăng lên và tác động đến chậu cây của bạn.
Xương rồng cũng bị cháy nắng khi bạn thay đổi môi trường đột ngột cho chúng. Nếu trồng xương rồng trong nhà một thời gian dài sau đó đưa cây ra trồng ở dưới ánh mặt trời sẽ làm cây bị cháy nắng. Do đó cần di chuyển cần từ từ để cây có thể kịp thích nghi.
Cách chăm sóc xương rồng đúng cách
Nếu áp dụng đúng phương pháp chăm sóc thì cây sẽ phát triển tốt hơn, đẹp hơn và có thể hạn chế được các loại bệnh thối gốc, cháy nắng, sâu bệnh. Đầu tiên chúng ta cần lưu ý về cách tưới nước cho cây xương rồng. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Cây có thể tưới bằng nước mưa hoặc nước máy có độ pH trung bình.
Mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng. Nếu trồng xương rồng ở nơi nhiều nắng như ban công, sân thượng thì bạn có thể tưới 2 – 3 lần/tuần vào mùa hè. Đặt ở cửa sổ, bàn làm việc thì chỉ cần tưới 1 lần/tuần.
Điều thứ hai là ánh sáng của cây. Xương rồng cần ánh sáng để phát triển đặc biệt là vào buổi sáng. Cây xương rồng cần nhận ít nhất 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày khoảng 6 giờ/ngày. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2 – 3 ngày thì nên đem đi phơi nắng một lần.
Dù có thể thích nghi trong môi trường khắc nghiệt, thiếu dinh dưỡng. Nhưng muốn cây phát triển tốt thì nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây đặc biệt là chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển rễ.
Lời kết
Trên đây là một số vấn đề thường gặp khi trồng xương rồng mà chúng ta cần lưu ý. Cây xương rồng tuy có sức sống cao, thích nghi tốt nhưng chúng vẫn có thể gặp vài vấn đề sức khoẻ. Chính vì vậy nên trang bị những kiến thức về đặc điểm cây xương rồng cũng như có cách chăm sóc tốt nhất. Chúc mọi người thành công!
xem thêm: