Bí quyết chăm cây, Chia sẻ kinh nghiệm

Mẹo trồng xương rồng Aster

Mẹo trồng xương rồng aster

Có nhiều loại xương rồng với vẻ đẹp độc lạ mà bạn không thể rời mắt khi nhìn thấy chúng. Đặc biệt là các dòng xương rồng mini luôn được các tín đồ dành cho sự yêu thích đặc biệt bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh đẹp. Trong đó nổi bật nhất là xương rồng Aster, chúng là loài xương rồng không có gai và được yêu thích nhiều bởi khả năng ra hoa. Chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết về vẻ đẹp của loại cây này cũng như mẹo trồng xương rồng Aster nhé!

Đặc điểm của xương rồng Aster – Loại xương rồng không gai bạn nên sở hữu

Mẹo trồng xương rồng aster 1
Xương Rồng Aster có tên khoa học là Astrophytum asterias, thuộc chi Astrophytum. Astrophytum bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “astron” (ngôi sao) và “phyton” (cây trồng). Vì vậy tên của loạ cây này có thể hiểu là cây ngôi sao, xương rồng ngôi sao. Cây có nguồn gốc từ từ sa mạc Chihuahuan ở miền Bắc và Trung Mexico và miền nam Texas, Hoa Kỳ. Xương rồng Aster thuộc loại cây cảnh mini đẹp và dễ trồng được tín đồ yêu cây cảnh yêu thích.

Các loài Astrophytum thường được so sánh với sinh vật biển, đặc biệt là xương rồng aster vì ngoại hình của chúng khá giống với loài nhím biển. Vẻ ngoài của chúng có hình cầu dẹt, không có gai, trên bề mặt có các vết lốm đốm màu trắng. Đặc biệt loài này còn nở hoa, hoa có màu vàng, mỗi lần sẽ mọc từ 2 – 3 bông và có kích thước bằng đường kính của cây. Có thể nói xương rồng aster có hình dáng khá lạ mắt, thu hút và rất thích hợp trồng để bàn, cửa sổ.

Mẹo trồng xương rồng aster chuẩn chuyên gia

Mẹo trồng xương rồng aster 2
Xương rồng aster có cách chăm sóc khác với các dòng xương rồng khác đặc biệt là về độ ẩm, đất trồng. Đầu tiên việc cần làm là chuẩn bị loại đất trồng phù hợp với cây xương rồng. Cần rải một lớp sỏi dưới đáy để việc thoát nước diễn ra dễ dàng hơn.

  • Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 15 – 28 độ C. Nếu thời tiết nắng và nhiệt độ cao hãy đặt cây trong phòng mát. Ở những nơi có thời tiết lạnh dưới 10 độ thì cần đặt cây ở những phòng kín.
  • Tưới nước: Cây xương rồng aster khá nhạy cảm với độ ẩm nên không được tưới nhiều nước cho cây. Cách tưới nước cho cây chuẩn nhất đó là chỉ nên tưới với tần suất 1 – 2 tuần/lần. Mỗi lần tưới chỉ với ít nước tuỳ kích cỡ chậu, không nên tưới vào thân cây gây ngập úng.
  • Ánh sáng: Đây là yếu tố quan trọng để mọi loại xương rồng phát triển. Chẳng lạ gì khi những loại cây này ưa sáng đến vậy vì nguồn gốc của chúng vốn là ở vùng sa mạc. Nên đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng, nếu trong điều kiện thiếu nắng thì có thể bố trí thêm đèn led vừa cung cấp ánh sáng vừa trang trí cho căn phòng thêm đẹp.
  • Phân bón: Xương rồng là loại cây dễ chăm, hầu như không cần chăm bón nhiều như các loại cây khác. Tuy nhiên muốn cây aster của bạn khoẻ mạnh, nở hoa đúng hạn và chuẩn màu thì nên bón phân cho chúng. Định kỳ khoảng 3 – 6 tháng bón phân 1 lần để giúp cây phát triển tốt và cho hoa đẹp.

Sâu bệnh trên cây

Xương rồng nổi tiếng là loại cây chống chịu tốt và ít sâu bệnh. Tuy nhiên đối với cây xương rồng aster có thể sẽ gặp các loại bệnh khi điều kiện không phù hợp, nhất là vào mùa mưa. Vào mùa mưa, cây có khả năng bị các loại nấm bệnh tấn công. Nên kiểm tra thường xuyên và phát hiện kịp thời để có biện pháp phun thuốc trừ nấm cho cây.

Nhân giống cây xương rồng aster

Mẹo trồng xương rồng aster 3
Nếu bạn muốn sở hữu một bộ sưu tầm xương rồng sao biển do chính mình tạo ra thì việc nhân giống là điều nên làm. Cách để nhân giống loại cây này đơn giản và hiệu quả nhất chính là gieo hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng cây cảnh hoặc đợi cây của bạn nở hoa, kết trái sau đó lấy hạt giống để trồng.

Việc trồng cây bằng hạt giống khá phức tạp và cần chăm sóc đặc biệt để hạt nảy mầm thành công. Cần sử dụng đất tơi xốp, gồm hỗn hợp gồm trấu hun, sỉ than, pitelit và phân bò theo tỷ lệ 1:1:1:1. Trong quá trình nhân giống hãy bổ sung thêm phân tan chậm để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

Chậu trồng cần đảm bảo có lỗ thoát nước. Xương rồng ưa khô, cực ghét ẩm ướt nên hãy đảm bảo chậu trồng có khả năng thoát nước tốt nhất có thể. Sau đó cho hỗn hợp đất vào rồi gieo hạt, tưới phun sương tạo độ ẩm cho đất và bọc màng thực phẩm lại để thúc đẩy sự nảy mầm. Giữ ẩm ổn định trong suốt thời gian gieo hạt, sau khoảng hơn 30 ngày, hạt giống xương rồng aster sẽ nảy mầm và sau đó bạn có thể gỡ bỏ màng bọc cho cây phát triển.

Lời kết

Xương rồng aster là một loại cây nhỏ nhắn, tinh tế và không chiếm dụng nhiều diện tích của ngôi nhà. Sự xuất hiện của một chậu cây trong nhà có thể làm thoáng đẹp không gian, thanh lọc không khí. Và cách trồng xương rồng aster cũng không hề khó, chỉ cần tuân thủ các yêu cầu trong bài viết là được. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *