Những người ở nhà phố đôi khi chỉ có ao ước là sở hữu vườn rau nhỏ bé trong chính ngôi nhà của mình nhưng lại lo lắng khi không có diện tích đất trống. Do vậy, tháp trồng rau ra đời đã và trở thành dụng cụ cực kì tiện ích cho việc trồng rau, kể cả những nơi chật hẹp nhất. Mô hình trồng rau trong tháp ngày càng được đón nhận mạnh mẽ bởi tính tiện lợi cao, đảm bảo thẩm mỹ và có hiệu suất cao. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại mô hình tháp rau phổ biến hiện nay nhé!
Giới thiệu về mô hình tháp rau
Tháp rau hay trồng rau trong tháp là hình thức trồng rau phổ biến hiện nay. Đây là giải pháp phù hợp để trồng trọt khi nhà có diện tích nhỏ hẹp, giúp tiết kiệm nước, thời gian và kinh phí. Các loại tháp thường có thiết kế gọn gàng, tiện ích, dễ di chuyển và tuổi thọ cao, bền. Tháp rau hiện nay được bán trên thị trường với nhiều loại, mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn có nhiều thời gian rảnh, là người tháo vát thì có thể tự thiết kế mô hình tháp rau tại nhà bằng chính đôi tay mình.
Tháp rau hữu cơ
Với những gia đình có diện tích nhỏ hẹp thì tháp rau thẳng đứng là sự lựa chọn tối ưu. Với không gian nhỏ bạn cũng có thể bố trí những tháp rau trồng được vườn rau đủ cho 3 – 4 người ăn. Loại tháp rau này phù hợp để trồng các loại rau ăn lá, rễ ngắn và có thời gian thu hoạch nhanh. Tháp thẳng đứng không chỉ tiện ích cao mà còn rất thẩm mỹ, độc đáo ai nhìn vào cũng thấy bắt mắt. Tuỳ nhu cầu của gia đình mà mọi người có thể lựa chọn tháp trồng rau với số tầng, số hốc trồng tuỳ thích. Gọi là tháp rau hữu cơ vì phần lõi có thể chứa rác hữu cơ và vi sinh vật làm nguồn bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng mà không cần đến phân bón. Lõi tháp được thiết kế kín đáo nên không sợ mùi hôi, bẩn nhà.
Tháp trồng rau 6 cánh
Tháp trồng rau nhiều cánh có lợi thế hơn về kích cỡ chậu trồng. Được thiết kế bao gồm nhiều tầng chậu được nối với nhau bằng trụ lớn ở giữa, mỗi tầng gồm 6 chậu, mỗi chậu thường có chiều cao 25cm. Chậu to nên có thể chứa nhiều đất, trồng các loại rau, cây có rễ lớn hơn. Tháp rau 6 cánh đảm bảo về mặt thẩm mỹ, có hình như cánh hoa khá độc đáo.
Tháp trồng rau hình kim tự tháp
Sự sáng tạo của con người là bất tận. Chính vì vậy mà các loại chậu cũng có vô vàng mẫu mã và kích cỡ khác nhau. Ngoài tháp đứng, tháp 6 cánh thì tháp trồng rau hình kim tự tháp cũng rất tiện ích và đẹp. Giống như cái tên, các chậu sắp xếp theo thứ tự phần dưới to và nhỏ dần lên tới đỉnh. Với lối thiết kế này bạn có thể đảm bảo các hốc trồng sẽ nhận được ánh sáng đồng đều. Nhờ có sự đa dạng về kích thước các khay trồng nên bạn có thể trồng nhiều loại rau.
Tháp trồng rau từ đồ tái chế
Mô hình này chú trọng tiết kiệm, tiện lợi bởi vì sử dụng các loại chai, thùng nhựa không sử dụng đến. Vì là đồ tái chế nên bạn có thể thiết kế tháp trồng rau theo ý thích. Đầu tiên khi làm tháp trồng rau bằng nhựa tái chế bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Việc sử dụng nhựa an toàn cho sức khoẻ để đảm bảo chất lượng nguồn rau sạch. Các nguyên liệu thường sử dụng để làm tháp rau là chai nhựa nước ngọt, thùng phi nhựa,… Tất cả đều là dụng cụ dễ tìm và giá rẻ. Đây là mô hình phù hợp cho những người mới tập trồng rau và muốn tiết kiệm kinh phí.
Kinh nghiệm chăm sóc cây khi sử dụng tháp rau
Chăm sóc cây trồng trong tháp rau tất nhiên sẽ không giống với các loại chậu thông thường. Bạn nên đặt tháp ở vị trí cố định, bằng phẳng. Và nhận được ánh sáng tối thiểu 4 giờ/ngày. Mọi người nên xoay tháp hằng ngày để cây nhận được đủ ánh sáng. Với tháp rau thông thường thì cần chú ý ánh sáng, độ ẩm đất và quản lý sâu bệnh. Đối với tháp hữu cơ thì cần chú ý nhiều hơn một chút. Trường hợp tháp không có trùn thì phải bổ sung trùn quế. Sau 3-6 tháng, lõi vi sinh đầy, rút khay chắn rác để lấy mùn bón lại cho tháp hoặc cây khác.
Mô hình tháp rau sử dụng đất trộn dinh dưỡng
Các loại đất vườn chưa qua xử lý, phối trộn không nên sử dụng vì độ hiệu quả không cao. Đất trong tháp cần đảm bảo dinh dưỡng, tơi xốp, độ pH ổn định và độ ẩm phù hợp cho cây trồng phát triển. Đặc biệt nếu trồng rau thì nên ưu tiên đất trộn để cung cấp đủ dinh dưỡng mà không cần bón nhiều phân bón. Có 2 sự lựa chọn đó là bạn cần mua đất trộn sẵn đóng bao hoặc tự trộn. Mua đất trộn sẵn thì nên lựa chọn các cửa hàng uy tín như bancongxanh.com. Còn nếu tự trộn đất thì bạn cần có một công thức phù hợp.
Công thức trộn đất cho tháp trồng rau: 5 phần đất + 3 phần phân (trùn quế, phân bò…) + 2 phần tro trấu.
Lời kết
Nếu là người bận rộn, sống trong không gian nhỏ nhưng vẫn muốn sở hữu một vườn nhỏ với những bó rau xanh tươi thì tháp trồng rau quả là một sự lựa chọn tối ưu. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ tìm được một dụng cụ đắc lực hỗ trợ bạn tạo nên nguồn rau xanh sạch trong chính ngôi nhà của bạn.
Xem thêm: