Chia sẻ kinh nghiệm, Dụng cụ làm vườn

Ưu và nhược điểm của tháp trồng rau có thể bạn chưa biết

Ưu và nhược điểm của tháp trồng rau có thể bạn chưa biết

Rau xanh vẫn luôn là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây vấn đề rau còn tồn dư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khiến người tiêu dùng lo lắng. Chính vì vậy, mô hình trồng rau tại nhà ngày càng phát triển đa dạng, từ trồng rau thuỷ canh cho đến trồng rau bằng tháp rau hữu cơ. Tháp rau hữu cơ với nhiều ưu điểm hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm thì vẫn còn những nhược điểm mà bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu: “Ưu và nhược điểm của tháp trồng rau” ngay tại bài viết này nhé.

Ưu điểm tháp trồng rau

Ưu và nhược điểm của tháp trồng rau có thể bạn chưa biết 1Thiết kế đẹp, cải tiến, tiết kiệm không gian

Tháp trồng rau vừa lòng nhiều người một phần là nhờ thiết kế bắt mắt và tân tiến. Tháp thiết kế dạng trụ đứng, bao quanh là các hốc trồng cây, lõi tháp có vai trò chứa rác hữu cơ dinh dưỡng. Đó là hình dáng cơ bản của tháp trồng rau, thông thường chúng có nhiều màu sắc như trắng, nâu, gạch,… Thiết kế này không chỉ tối ưu trong trồng trọt mà còn tiết kiệm không gian, chỉ cần không gian 1m2 thì sẽ có rau hữu cơ thu hoạch. Đặc biệt tháp còn có thể xoay 360 độ để nhận đủ ánh nắng cho cây phát triển.

Năng suất cao, chất lượng rau tốt

Trồng rau bằng tháp hữu cơ mang lại kết quả cao hơn so với trồng rau trong chậu thông thường. Đó là nhờ phần lõi tháp đóng vai trò như cơ quan tiêu hoá, giúp bổ sung dinh dưỡng từ rác hữu cơ, làm tơi xốp đất nhờ hệ vi sinh vật trùn quế hoạt động trong đất. Nhờ vậy mà bạn không cần bón phân cho cây nhờ phân trùn và dịch trùn quế có sẵn.

Tiết kiệm thời gian

Vì là tháp trồng rau hữu cơ nên nói không với phân hoá học, phân hữu cơ cũng không cần bón nhiều. Trong lõi tháp, trùn quế sẽ ăn rác hữu cơ và thải ra phân bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Đất cũng rất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nên sau khi thu hoạch không cần cải tạo lại đất. Việc tưới nước cũng rất dễ dàng, cần tưới từ trên xuống để bổ sung cho toàn hốc cây. Trong tháp rau hữu cơ có khay nước dư có thể giúp tiết kiệm nước tưới, dịch trùn chảy xuống. Ta có thể tận dụng nước đó để tưới cho rau.

Hạn chế sự thoát hơi nước của đất

Thiết kế các hốc trồng nhỏ để tận dụng diện tích để trồng nhiều rau hơn. Bên cạnh đó, hốc nhỏ còn giúp hạn chế sự mất nước của đất, hạn chế ánh nắng chiếu vào làm huỷ hoại vi sinh vật có trong đất.

Tuổi thọ cao

Bên cạnh đó, tháp trồng rau được làm từ nhựa nguyên sinh nên rất an toàn cho sức khoẻ và bền. Tháp đa số được làm từ nhựa có dẻo tốt, chịu được thời tiết và có tuổi thọ trên 10 năm.

Nhược điểm của tháp trồng rau

Ưu và nhược điểm của tháp trồng rau có thể bạn chưa biết 2Bên cạnh những ưu điểm trên thì tháp trồng rau vẫn tồn tại những nhược điểm. Ban Công Xanh sẽ chia sẻ đến bạn qua những thông tin bên dưới.

Cần đặt ở vị trí có nhiều nắng

Khi sử dụng tháp hữu cơ trồng rau cần đặt ở nơi có ánh nắng tối thiểu 4h/ngày. Tháp cần lượng ánh nắng nhiều hơn 20 – 25% so với các thiết bị khác. Những gia đình có sân thượng đón nắng thì sẽ giải quyết được điều này.

Tuy nhiên các hộ gia đình không có sân thượng, hướng ban công không phù hợp thì khi sử dụng tháp trồng rau sẽ không đạt hiệu quả cao.

Yêu cầu về đất trồng cao

Dùng tháp hữu cơ thì không thể sử dụng đất thông thường để trồng cây được mà phải sử dụng đất trộn dinh dưỡng. Đặc biệt mọi người phải thường xuyên giữ ẩm cho đất ngay cả khi không trồng gì cả. Nếu để đất khô cằn sẽ mất dinh dưỡng, chết vi sinh vật có lợi, khi đó ta phải cất công thay lại toàn bộ đất từ đầu nên mất rất nhiều thời gian.

Hốc tháp hạn chế

Mặc dù có ưu điểm là tháp trồng rau có nhiều hốc tháp chứa đất giúp tăng năng suất, trồng được số lượng rau lớn. Nhưng hạn chế lại là hốc tháp khá nhỏ (15×8 cm) nên việc trồng trọt không được thoải mái, tối ưu. Việc đổ đất, thay đất cũng không được dễ dàng vì hốc tháp nhỏ.

Chi phí đầu tư ban đầu cao

Một trong những lí do khiến nhiều người ngại lắp tháp trồng rau đù chúng tiện lợi, năng suất đó là chi phí ban đầu cao. Mặc dù đây là lựa chọn khá kinh tế cho về lâu về dài nhưng phí lắp đặt lần đầu rơi vào khoảng 10 – 15 triệu cho một vườn rau tiêu chuẩn.

Đặc biệt với những người lần đầu tập trồng rau, không có quá nhiều kinh nghiệm thì hãy cân nhắc trước khi lắp đặt tháp trồng rau. Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể tự làm tháp trồng rau bằng đồ tái chế.

Lời kết

So với ưu điểm thì nhược điểm của tháp trồng rau không đáng kể đến và hoàn toàn khắc phục được. Do vậy hãy xem xét nhu cầu, điều kiện kinh tế và môi trường để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *