Cây hoa hồng, Chia sẻ kinh nghiệm

Cách nhận biết bọ trĩ thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học

Cách nhận biết bọ trĩ thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học

Bọ trĩ là một trong những loài côn trùng vô cùng phiền phức. Không chỉ có kích thước nhỏ dễ dàng lẩn trốn mà bọ trĩ còn có tính kháng thuốc rất cao. Bọ trĩ còn là một trong những loại sâu bệnh hại phổ biến hiện nay. Để các bạn có phương pháp phòng trừ bọ trĩ hợp lý nhất, đặc biệt là các bà con trồng hoa hồng – một trong những đối tượng ký chủ chính của bọ trĩ. Bài viết này, Ban Công Xanh sẽ tổng hợp những chia sẽ về các đặc điểm hình thái và sinh học của bọ trĩ hại hoa hồng. Qua đó, có thể giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phòng trừ hợp lý và hiệu quả nhất.

Thông tin sơ lược về bọ trĩ

Cách nhận biết bọ trĩ thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 1Bọ trĩ tấn công hầu hết tấn công các loại cây trồng, không chỉ riêng loài hoa hồng. Từ các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau màu đến cây hoa. Bọ trĩ là loài côn trùng phá hại vô cùng phiền phức và nguy hiểm cho cây trồng. Bọ trĩ có kích thước nhỏ dễ len lỏi lẩn trốn phía dưới mặt lá. Cũng như bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao. Chúng dễ dàng thích ứng với các loại thuốc hóa học. Nên chúng ta cần phải có phương pháp phòng trừ hợp lý khi muốn diệt trừ bọ trĩ.

Bọ trĩ được xem một trong những loài đặc hữu của xứ nóng như ruồi, muỗi nên chúng ta rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn bọ trĩ khỏi quá trình trồng trọt. Do đó chúng ta cần phải có phương pháp phòng trừ một cách hợp lý, hiệu quả và kiểm soát hạn chế số lượng bọ trĩ ở ngưỡng cho phép.

Đặc điểm hình thái của bọ trĩ

Cách nhận biết bọ trĩ thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 2Bọ trĩ hay còn được biết là bù lạch. Bọ trĩ là loài côn trùng có kích thước nhỏ khoảng từ 01  đến 02mm. Do có kích thước nhỏ nên khó có thể phát hiện chúng bằng mắt ở điều kiện bình thường. Chúng có hình dạng bầu dục khi trưởng thành. Bọ trĩ trưởng thành có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào vùng miền, nơi sinh sống. Từ trắng, vàng, nâu sẫm đến đen. Phần đầu của bọ trĩ dẹp tạo thành hình miệng nón, có râu đen dài. Phần thân của bọ trĩ có cánh dài, hẹp và tua rua. Phần bụng phình to.

Loài bọ trĩ thường đẻ trứng phía dưới các gân lá hoặc trong mô ở các bộ phận non của cây. Trứng của loài bọ trĩ khi mới đẻ có màu trắng. Khi gần nở thì con non có màu vàng nhạt. Bọ trĩ cái mỗi đợt đẻ được khoảng 40 đến 50 trứng.

Giai đoạn ấu trùng tuổi 3 hay tiền nhộng, bọ trĩ có màu vàng. Bọ trĩ giai đoạn này có râu ngắn, kích thước mập. Sau lưng lộ rõ hai mầm cánh.

Giai đoạn nhộng của bọ trĩ có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ màu đỏ. Mầm cánh sau lưng dài hơn so với ấu trùng tuổi 3. Nhộng bọ trĩ cái có phần bụng nhọn. Ngược lại, nhộng bọ trĩ đực cuối bụng ít nhọn hơn.

Bọ trĩ trưởng thành có khả năng bay xa theo gió. Nên chúng có khả năng lây lan và phát tán rất nhanh. Bọ trĩ trưởng thành sống dựa vào việc chích hút nhựa non của lá, chồi và nụ hoa.

Đặc điểm sinh học của bọ trĩ

Định danh khoa học

  • Tên tiếng Anh: Rice Thrips.
  • Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis.
  • Họ: Thripidae.
  • Bộ: Cánh tơ.

Vòng đời của bọ trĩ

Cách nhận biết bọ trĩ thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 3

Bọ trĩ có vòng đời trung bình khoảng 20 ngày ở các vùng nhiệt đới. Trong năm sẽ có khoảng 8 đến 10 lứa bọ trĩ trưởng thành. Bọ trĩ mất khoảng 10 đến 14 ngày cho quá trình từ lúc trứng nở đến khi thành dạng trưởng thành và có khả năng sinh sản. Ngay từ khi mới nở từ trứng, ấu trùng tuổi 1 thì bọ trĩ đã có khả năng chích hút gây hại. Do đó, bọ trĩ có khả năng gây hại cho cây trồng trong toàn bộ vòng đời của mình.

Vòng đời của bọ trĩ thường là trứng sẽ nở sau 2 đến 3 ngày. Ấu trùng tuổi 1 hay giai đoạn tiền ấu trùng thường là từ ngày 3 đến ngày 4. Giai đoạn ấu trùng tuổi 2 thường sẽ kéo dài khoảng từ ngày 4 đến ngày 6. Ấu trùng tuổi 3 hay giai đoạn tiền nhộng thường sẽ kéo dài từ ngày 6 đến ngày 8. Và giai đoạn nhộng, thành trùng kéo dài khoảng ngày 10 đến ngày thứ 14.

Tùy thuộc vào điện kiện môi trường và mức độ dinh dưỡng mà mỗi con cái trưởng thành có thể đẻ từ 150 đến 300 trứng trong suốt vòng đời. Trứng của bọ trĩ rất nhỏ, có hình dạng bầu dục.

Bọ trĩ là loài côn trùng phát triển và gây hại quanh năm, đặc biệt mạnh vào thời tiết ấm, trời khô lạnh. Mùa nóng thời tiết hanh khô là điều kiện để bọ trĩ sinh sôi nảy nở. Vào những tháng hè khô hạn, bọ trĩ sinh sản rất nhanh. Do đó, bà con làm vườn cần đặc biệt chú ý đến thời điểm này. Ấu trùng tuổi 2 của bọ trĩ thường sẽ rơi xuống đất để hóa nhộng. Một số khác sẽ hóa nhộng trong các khe nứt cây hoặc trong cuốn lá.

Tính kháng thuốc cao

Bọ trĩ còn là loài côn trùng có tính kháng thuốc cực nhanh và khỏe. Nên khi khu vườn bà con gặp loài bọ trĩ thì cần phải có sự thay đổi thuốc liên tục nhằm tránh việc bọ trĩ bị lờn thuốc.

Vì vậy, điều nay đòi hỏi bà con cần phải có phương pháp phòng trừ và tiêu diệt bọ trĩ một cách khoa học và hợp lý.

Một số cách phòng trừ bọ trĩ hại hoa hồng hiệu quả

Cách nhận biết bọ trĩ thông qua các đặc điểm hình thái và sinh học 4

  • Thường xuyên tưới cho cây. Hạn chế để cây khô, thiếu nước.
  • Sử dụng và thu hút thiên địch tự nhiên và có lợi của loài bọ trĩ.
  • Phòng trừ và tiêu diệt bọ trĩ bằng các biện pháp sinh học tự nhiên và các chế phẩm được dùng trong nông nghiệp.
  • Khi số lượng bọ trĩ vượt quá tầm kiểm soát thì ta cần sử dụng các biện pháp có tính hiệu quả cao như các loại thuốc trừ bọ trĩ hóa học.

Tham khảo sản phẩm: Dầu Neem nguyên chất ép lạnh

Lời kết

Qua bài viết trên, Ban Công Xanh đã tổng hợp những chia sẻ về đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ hại hoa hồng. Ban Công Xanh hi vọng những chia sẻ trên của Ban Công Xanh sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn đọc. Chúc vườn hoa của các bạn ngày càng tươi tốt và khỏe mạnh.

Xem thêm: Rệp muội và các biện pháp quản lí rệp muội hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *