Sâu bệnh phá hại cây trồng làm giảm năng suất của cây là một trong những tình trạng gây ra nhiều ưu phiền cho bà con làm vườn. Trong đó có loại bọ trĩ, là một loại côn trùng phá hoại hầu hết tất cả các loại cây trồng và đặc biệt khó phòng trị do có tính kháng thuốc rất cao. Vì vậy mà ở bài viết này, Ban Công Xanh chia sẻ cho các bạn cách phòng trừ bọ trĩ hiệu quả. Từ đó bà con có thể lựa chọn và áp dụng cho khu vườn của mình.
Sơ lược về bọ trĩ
Bọ trĩ (hay còn được gọi là bù lạch) là loài côn trùng có kích thước rất nhỏ. Bọ trĩ thường có màu vàng đậm hoặc đen, hình thoi dài, có cánh, cuối bụng thon.
Bọ trĩ thường đẻ trứng ở gân lá, trứng mới đẻ có màu vàng, lúc gần nở thì chuyển sang màu vàng nhạt. Ấu trùng bọ trĩ khi vừa sinh nở ra đã phá hại cây trồng. Bọ trĩ gây hại ở hầu hết các loại cây trồng như: cây cảnh, hoa quả, rau màu, cây ăn trái,…
1. Phòng trừ bằng cách thu hút và nuôi các loài thiên địch của bọ trĩ
Phòng trừ bọ trĩ bằng cách sử dụng thiên địch của chúng là một trong những phương pháp sinh học có tính hiệu quả tương đối. Bọ rùa, bọ xít,… những loài côn trùng trên là thiên địch của bọ xít, có nhiều lợi ích khi có mặt trong vườn trồng. Bọ xít, bọ rùa,… không chỉ giúp loại bỏ bọ trĩ mà còn loại bỏ nhiều loài gây hại khác như rệp, ve, nhện đỏ,…
Và cách để thu hút các loài thiên địch trên ở lại vườn trồng của mình chính là sử dụng các loại cây có mùi phấn hoa đặc trưng thu hút bọ rùa, bọ xít như: hoa vạn thọ, rau ngò, thìa là,…
Điều quan trọng cần lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này chính là cần phải hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học quá đà không chỉ làm tăng cao tính kháng thuốc của bọ trĩ mà còn ảnh hưởng đến các loài thiên địch có lợi cho khu vườn.
2. Phòng trừ bọ trĩ bằng dung dịch tự chế tại nhà
Đối với các vườn cây nhỏ số lượng ít như cây cảnh, hoa mai,…hoặc các vườn hoa màu trồng tại nhà, bà con có thể sử dụng phương pháp phòng trừ bọ trĩ bằng dung dịch tự chế tại nhà với những nguyên liệu vô cùng đơn giản mà gia đình nào cũng có sẵn tại nhà. Ớt, tỏi, gừng,… có chứa một hàm lượng lớn acid, có tác động đến các bộ phận và phòng trừ bọ trĩ.
Cách làm dung dịch này cũng rất đơn giản, bà con chỉ cần băm nhuyễn ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1:1:1, sau đó cho vào hỗn hợp khoảng 3 lít rượu và ngâm trong 15 ngày. Khi sử dụng, bà con cần hòa tan dung dịch đã ngâm với nước theo tỷ lệ 200ml dung dịch ớt tỏi gừng với 12 lít nước sạch. Dung dịch tỏi, ớt , gừng này có bảo quản và hạn sử dụng lên đến 5 tháng.
3. Phòng trừ bọ trĩ bằng dầu khoáng nông nghiệp
Dầu khoáng là một chất được chưng cất từ dầu mỏ ở nhiệt độ từ 30-40 độ C. Dầu khoáng có khả năng trừ sâu bọ, trứng sâu mà không để lại hiện tượng làm cháy lá cây. Do đặc tính dễ bị phân hủy bởi ánh nắng và vi sinh vật nên dầu khoáng không tồn đọng trên nông sản, không gây độc tố cho con người và được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Dầu khoáng được dùng trong việc phòng trừ bọ trĩ vì khi dầu khoáng dính vào thân bọ trĩ sẽ bịt các lỗ thở làm bọ trĩ bị ngạt và chết, làm trứng bọ trĩ bị ung. Đồng thời, còn hạn chế việc bọ trĩ tìm đến và hút chích hại cây.
Để sử dụng dung dịch dầu khoáng diệt bọ trĩ bà con cần pha dung dịch theo tỷ lệ 10ml dầu khoáng với 1 lít nước sạch. Khuấy đều dung dịch rồi cho vào bình xịt. Để đạt hiệu quả cao nhất, bà con hãy phun ướt mặt lá, thân cây hay bất kỳ vị trí nào có bọ trĩ và trứng bọ.
Tuy nhiên, bà con hãy lưu ý không nên sử dụng phương pháp phun dầu khoáng trong giai đoạn mà cây trồng đang trong giai đoạn ra hoa hoặc dưới trời nắng nóng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc phun thuốc.
4. Phòng trừ bọ trĩ bằng dầu Neem
Dầu Neem là một loại thuốc xịt điều trị bọ trĩ có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loại côn trùng có lợi khác. Giống với dầu khoáng dùng trong nông nghiệp, dầu Neem sẽ không trực tiếp giết chết bọ trĩ ngay lập tức khi tiếp xúc. Khi bọ trĩ ăn lá có dầu Neem, dầu Neem sẽ phá vỡ sự sản xuất hóc-môn bình thường trong cơ thể của chúng. Nó làm cho chúng không thể ăn hay hút nhựa cây, từ đó cản trở quá trình sinh sản của bọ trĩ. Đồng thời, dầu Neem còn có tác dụng ngăn cản sự lột xác, đóng kén và trưởng thành của ấu trùng bọ trĩ.
Để sử dụng dung dịch dầu Neem bà con cần pha dung dịch theo tỷ lệ 5ml dầu Neem với 5ml nước rửa chén và 1 lít nước sạch. Lắc đều dung dịch trước khi tiến hành phun. Phun vào buổi sáng hoặc chiều tối, cách 2 ngày phun 1 lần.
Khi đã khống chế được tình trạng của bọ trĩ, bà con sẽ tiếp tục phun dầu Neem theo tỷ lệ 2ml dầu Neem với 2ml nước rửa chén và 1 lít nước sạch, để tránh tình trạng bọ trĩ trở lại. Phun 1 lần mỗi tuần, tiến hành phun vào buổi sáng hoặc chiều tối.
Tham khảo sản phẩm: Dầu Neem nguyên chất ép lạnh
5. Tưới nước và dọn dẹp vườn thường xuyên
Bọ trĩ hoạt động phá hại mạnh nhất vào mùa hè và các thời điểm có thời tiết khô nóng. Do đó, ngoài việc chăm sóc cây trồng kỹ càng, thì ta cũng nên chú ý tưới nước cho cây một cách thường xuyên. Việc tưới nước thường xuyên sẽ làm tăng độ ẩm, tạo không khí mát mẻ làm hạn chế khả năng gây hại của bọ trĩ. Ngoài ra, việc tưới nước còn để cuốn trôi bọ trĩ, ấu trùng và trứng bám trên lá cây giúp kiểm soát số lượng bọ trĩ.
Chúng ta cũng nên thường xuyên dọn dẹp vườn tược. Cắt cỏ dại, tỉa cành, tạo không gian thoải mái trong vườn,… để bọ trĩ không có nơi trú ngụ và phát triển. Từ đó, bà con có thể kiểm soát và hạn chế số lượng bọ trĩ.
6. Sử dụng các loại thuốc hóa học
Do bọ trĩ có đặc tính kháng thuốc cao và mau làm quen thuốc. Nên chúng ta cần sử dụng những loại thuốc có hiệu quả tác động mạnh và phải luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bọ trĩ hiệu quả như Radiant, Regent, Confidor,… cho bà con nhà nông có thể tin dùng và lựa chọn.
Tuy nhiên, bà con cần chú ý trong việc sử dụng phương pháp dùng thuốc hóa học do tính kháng thuốc cao của bọ trĩ. Để đạt tối đa hiệu quả trong việc phòng trừ bọ trĩ bà con hãy phối hợp sử dụng phương pháp thuốc hóa học với các phương pháp mà Ban Công Xanh đã giới thiệu ở trên.
Tham khảo sản phẩm: Combo Chế Phẩm Sinh Học trị bệnh cho cây – ABii
Lời kết
Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ của Ban Công Xanh về các cách phòng trừ bọ xít hiệu quả. Ban Công Xanh hi vọng các bạn đọc đã xác định được tình trạng và có thể lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất. Chúc các bạn có một khu vườn thật tươi tốt và khỏe mạnh.