Chia sẻ kinh nghiệm

Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà

Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà

Trong quá trình trồng rau, sâu hại rau là nỗi lo của rất nhiều bà con. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về cách phòng trừ sâu hại rau. Dẫn đến hậu quả là vườn rau bị sâu hại cho năng suất kém. Vậy nên bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ các biện pháp phòng trừ sâu hại rau hiệu quả, an toàn để bà con áp dụng nhé!

Biện pháp canh tác

Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà 11. Làm đất trồng

Việc canh tác đất sẽ tiêu huỷ được sâu bệnh ẩn sau bên trong đất. Đa phần đất trồng rau đều có độ pH từ 5.5-6.5. Đất trung tính có khả năng giữ ẩm và thoát nước, giúp rau phát triển tốt.

Tiến hành cải tạo đất bằng cách cào đất tơi xốp và phơi ải đất. Như vậy sẽ giúp thoáng khí, vi sinh vật trong đất được hoạt động tốt. Vậy nên khi trồng rau sẽ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng bên trong đất trồng. Phơi ải còn có tác dụng tiêu diệt một số mầm bệnh tồn dư trong đất. Phương pháp này sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại.

Trung bình thời gian phơi ải đất là từ 5 đến 7 ngày. Ngoài ra còn tuỳ vào điều kiện đất trồng và loại rau mà thời gian sẽ thay đổi ngắn hoặc dài hơn.

2. Trông cây luân canh, xen canh

Tuỳ vào từng điều kiện, màu vụ khác nhau mà ta sẽ trồng loại rau thích hợp. Để hạn chế sâu hại tấn công, khi trồng ta phải chọn giống chất lượng và sạch bệnh. Biện pháp luân canh hiệu quả sẽ là trồng xen cây lúa nước. Vậy nhưng nhiều gia đình có thể chọn biện pháp xen canh cây trồng khác có công dụng xua đuổi sâu bệnh. Ví dụ là trồng cây cà chua xen canh với cây rau họ cải như súp lơ, cải bắp,…Lý do là bởi mùi của cây cà chua có công dụng xua đuổi sâu tơ,…

3. Đặt bẫy cây trồng

Bà con nhà nông đã phát minh ra phương pháp chống sâu rất thú vị đó là dùng bẫy để dẫn dụ các loại sâu hại. Chúng ta có thể trồng các cây hoa hướng dương xung quanh vườn rau. Đây là khu vực mà sâu hại rất yêu thích để đẻ trứng và làm ổ. Nhờ đó mà ta có thể diệt trừ chúng một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng nhiều tới cây rau.

Khi tưới nước cho rau lưu ý nên tưới vừa và đủ. Lí do là vì nếu nước không thoát được sẽ làm đất ẩm ướt, tạo điều kiện cho dây bệnh phát triển. Nên áp dụng các phương pháp tưới thông minh như tưới rãnh, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt,…

Tham khảo sản phẩm: Bộ tưới nhỏ giọt thông minh

Biện pháp thủ công

Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà 2Người trồng cây là yếu tố chủ chốt quyết định xem vườn rau có phát triển tốt hay không. Bạn nên thường xuyên thăm vườn, vệ sinh đồng ruộng và lưu ý:

  • Ngắt nhưng lá già, lá bị sâu bệnh
  • Thu dọn lá và tàn dư cây trồng vào một góc
  • Tiểu huỷ bằng cách đốt để triệt tiêu toàn bộ sâu bệnh

Đối với các loại sâu như sâu tơ thường đẻ trứng mặt dưới của lá, hay ở cành, thân lá,…Để tiêu huỷ buộc ta phải quan sát kĩ để bắt và tiêu huỷ bằng tay. Nếu nhận thấy sâu bệnh lây lan ở một vùng thì nhanh chóng nhổ chúng và đốt, tránh lây lan ra chỗ khác.

Sử dụng bẫy dính vàng hoặc xanh cũng là phương pháp tốt để tiêu diệt các loại côn trùng như ruồi, rệp hay bọ nhảy,…Ưu điểm là dễ dùng, có hiệu quả trông thấy và chi phí thấp, dễ tìm mua. Chiều cao thích hợp để đặt bẫy dính là khoảng 40-60cm tính từ bệ cây.

Biện pháp sinh học

Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà 3Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu hại là biện pháp cân bằng không ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Các loại thiên địch bao gồm: Nấm đối kháng như Beauveria, Trichoderma,…các loại ong kí sinh trứng sâu non, nhộng,…Lưu ý đã sử dụng thiên địch không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ vô tình triệt tiêu luôn những loài sinh vật có lợi này.

Ngoài ra, ta có thể sử dụng bẫy freromol – Loại bẫy này có cơ chế thu hút các loại sâu, côn trùng trưởng thành đến, khiến chúng bị vô sinh không thể giao phối được, từ đó bị triệt tiêu một cách tự nhiên. Bẫy đặc biệt có hiệu quả đối với các loại sâu không thể nhận biết nhanh như sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ,…

Tuỳ vào từng loại rau mà ta sẽ để bẫy ở vị trí khác nhau. Ví dụ như cây su hào, bắp cải,…đặt ở vị trí cao hơn bề mặt tán cây chừng 20-30cm. Còn đối với cây cà chua, dưa chuột,…thì đặt bẫy ở sát mặt giàn, giúp lan toả rộng.

Biện pháp hoá học

L í do ta luôn để biện pháp hoá học ở sau cùng mặc dù hiệu quả vì chúng có nhiều điểm hại nhất. Vậy nên bà con lưu ý chỉ sử dụng thuốc BVTV trong tình trạng sâu hại nhiều và khó kiểm soát.

Khi sử dụng thuốc hoá học, cần kiểm tra mức độ sâu hại để dùng liều lượng phù hợp. Nhìn vào màu sắc trên lá để kiểm tra vết bệnh. Đa số các vết bệnh có màu nâu hoặc vàng. Sau thời gian dài thì vết này sẽ lan rộng ra và phủ toàn bộ lá. Bà con nên kiểm tra định kì 1 tuần 1 lần để phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Ngưng sử dụng thuốc trước 20 ngày thu hoạch rau, tránh thuốc ảnh hưởng đến sức khoẻ người trồng và người sử, đảm bảo đúng liều, đúng lúc, đúng lượng, đúng thuốc.

Lời kết

Hi vọng sau bài viết này, bà con đã nắm được 4 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Đừng quá lo lắng nếu sâu bệnh tấn công khu vườn của bạn. Việc bạn cần làm là kiểm tra vườn thường xuyên, nhận biết mức độ và sử dụng biện pháp phù hợp để ứng phó kịp thời. Chúc bạn sẽ trồng được một vườn rau thật tươi tốt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *