Đất, phân, chất dinh dưỡng

Cách xử lý xơ dừa để trồng cây nhanh nhất cho nhà vườn chỉ với 3 bước

Cách xử lý xơ dừa để trồng cây

Đất và giá thể là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi làm vườn. Có nhiều loại giá thể được sử dụng phổ biến và có nhiều công dụng như đá Perlite, đá Pumice, vỏ thông… Hôm nay ta sẽ nói về giá thể xơ dừa. Đây là một trong những loại chất trồng tốt nhất được nhà vườn khuyên dùng. Xơ dừa với nguồn cung dồi dào, có thể tự làm tại nhà để tiết kiệm chi phí. Cách làm xơ dừa tại nhà rất đơn giản, quan trọng nhất là công đoạn xử lý xơ dừa. Sau đây là cách xử lý xơ dừa để trồng cây đơn giản và nhanh nhất cho nhà vườn.

Tại sao nên sử dụng xơ dừa để trồng cây?

Cách xử lý xơ dừa để trồng cây  1

Trong trồng trọt xơ dừa được sử dụng rộng rãi vì có nhiều tác dụng như phủ bề mặt chống nóng, chống xói mòn đất và giữ ẩm, cải thiện độ thông thoáng cho cây. Xơ dừa có thể thay thế đất để trồng hoa lan, trồng cây thủy canh vì chúng có tác dụng giữ nước, tăng độ ẩm và giúp cây thông thoáng. Ta gọi chung là xơ dừa nhưng thực chất có rất nhiều dạng giá thể được làm từ vỏ trái dừa. Mỗi loại lại có những đặc điểm và có công dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Mùn dừa: Là giá thể có dạng hạt mịn, màu nâu vàng, là phụ phẩm trong quá trình bóc tách vỏ dừa. Mùn dừa có độ ẩm tuyệt vời, tăng độ tơi xốp. Trộn chung mùn dừa với đất sẽ làm đất tơi xốp, thông thoáng và góp phần cải tạo đất. Trông cây bằng xơ dừa thường được trộn chung với đất, phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho cây.
  • Xơ dừa băm: Là dạng xơ dừa được băm nhỏ thành kích cỡ cho phù hợp với nhu cầu cây trồng. Thường được trộn chung với các giá thể khác để đảm bảo độ thông thoáng, giữ độ ẩm.
  • Xơ dừa sợi: Dạng xơ dừa được xé nhỏ thành sợi. Thường sử dụng làm tã cho cây mới hoặc bó quanh trụ gỗ có tác dụng làm ấm. Những người trồng lan ra chai thường sử dụng giá thể sợi này.
  • Giá thể xơ dừa miếng: Với những người chơi lan thì không còn xa lạ gì với loại này. Xơ dừa miếng kích thước lớn được dùng nhiều cho lan Cattleya, vũ nữ…

Lí do nên xử lý xơ dừa trước khi sử dụng

Ta đều biết rằng xơ dừa có công dụng rất tốt cho cây. Chúng tạo môi trường cho cây phát triển tốt có thể thay thế đất. Thế nhưng để làm được những điều đó thì phải xử dụng đúng giá thể – xơ dừa đã qua xử lý. Xơ dừa thô có chứa 2 chất Tanin và Lignin gây cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cây, lâu dần khiến cây bị còi cọc và chết. Nếu không cẩn thận sử dụng xơ dừa nguyên chất, chưa qua xử lý thì sẽ mang lại nhiều tác hại khôn lường. Vì vậy để đảm bảo cây phát triển bình thường thì ta nên xử lý xơ dừa trước khi trồng cây.

Cách xử lý xơ dừa để trồng cây

Cách xử lý xơ dừa để trồng cây 2

Cách xử lý xơ dừa trồng cây mà ta được biết đến nhiều là ngâm với nước và vôi trong. Nhưng cách này khá mất thời gian và vất vả vì phải ngâm xả nước nhiều lần cho sạch. Tính sơ qua thì ta phải ngâm với nước hơn 2 — 3 ngày, sau đó ngâm với vôi trong 7 ngày rồi xả nước sạch nhiều lần để giá thể được sạch và an toàn. Tuy nhiên có một cách khác xử lý nhanh chóng mà cũng hiệu quả không kém. Hãy theo dõi ngay dưới đây.

Đầu tiên mọi người cần sơ chế vỏ dừa. Chọn cùi dừa già, có nhiều xơ và ít mùn vụn. Sau đó làm sạch vỏ dừa bằng cách xịt nước để loại bỏ đất và bụi bẩn. Tiếp theo đem băm nhỏ hoặc xé sợi, nghiền mụn dừa tùy theo mục đích sử dụng. Nếu dùng trồng lan thì băm nhỏ, xé sợi còn trộn với đất trồng cây thì nghiền thành mùn. Sau đó mọi người hãy thực hiện xử lý xơ dừa với 3 bước sau đây:

  • Sử dụng Canxi Nitrat với nồng độ 1g pha với 1l nước. Cho xơ dừa vào ngâm trong dung dịch khoảng vài tiếng. Bước này giúp ion Ca2+ vào thay thế vị trí của các ion đang “dính chặt” với xơ dừa.
  • Tiếp theo bạn vớt xơ dừa ra rồi ngâm với tetrasodium EDTA (EDTA-4Na) nồng độ 2g/1l nước trong vòng 1 ngày. Cách này để dễ dàng loại bỏ những kim loại nặng trong xơ dừa.
  • Cuối cùng xả xơ dừa với nước sạch để loại bỏ các chất còn dư. Chú ý phải xả sạch thật kĩ để không còn thừa các chất hóa học gây hại cho cây trồng nhé. Sau khi xả nước xong thì phơi khô xơ dừa là hoàn thành.

Kết luận

Cách xử lý xơ dừa để trồng cây 3

Trên đây là cách xử lý xơ dừa trồng cây với Canxi Nitrat và tetrasodium EDTA (EDTA-4Na). Thực hiện bằng cách này có ưu điểm không mất nhiều thời gian, dễ thực hiện. Tuy nhiên đây là những hợp chất hóa học nên nếu xả không kĩ sẽ còn dư lại các chất gây ảnh hưởng đến cây. Vì vậy các nhà vườn nên cân nhắc khi thực hiện.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *