Đất, phân, chất dinh dưỡng

Tuyệt chiêu xử lý xơ dừa bằng Trichoderma được các nhà vườn chia sẻ

xử lý xơ dừa bằng Trichoderma

Xơ dừa là giá thể trồng cây đã quá quen thuộc với các nhà vườn, nhà nông. Còn nếu bạn lần đầu nghe đến khái niệm xơ dừa trồng cây thì bài viết này là dành cho bạn. Xơ dừa là một trong những loại giá thể tốt, có độ ẩm cao và được sử dụng rộng rãi trong mô hình trồng thủy cảnh, trồng hoa lan không cần đất. Và để dùng được giá thể một cách an toàn và hiệu quả thì cần phải xử lý trước. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cách xử lý xơ dừa bằng Trichoderma đơn giản tại nhà. Biết cách xử lý và ủ xơ dừa bằng nấm Trichoderma sẽ tạo ra được một loại giá thể tốt và phù hợp với mọi loại cây.

Nấm Trichoderma là gì?

xử lý xơ dừa bằng Trichoderma 1

Trichoderma là chế phẩm sinh học rất quen thuộc với nhiều người nông dân. Chế phẩm này có thành phần chính là nấm Trichoderma và các enzyme thủy phân như cellulase, chitinase, xylanase, hemicellulas… mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý mầm bệnh gây hại cho đất và cây. Ngoài ra nấm đối kháng Trichoderma còn có công dụng cải tạo đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, giảm bệnh thối rễ.

Đặc biệt với xơ dừa thì việc xử lý và ủ nấm Trichoderma có tác dụng phân giải Lignin thành các đơn chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây hấp thu dễ dàng. Bên cạnh đó Trichoderma còn phân giải tốt các chất các chất xơ, chitin, pectin trong các phế thải hữu cơ. Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ xơ dừa giúp bổ sung thêm dinh dưỡng và các vi sinh vật có lợi. Thời gian ủ bằng nấm Trichoderma cũng ngắn hơn nên tiết kiệm thời gian và công sức cho nhà vườn.

Hướng dẫn xử lý và ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học Trichoderma

xử lý xơ dừa bằng Trichoderma 2

Để xử lý xơ dừa bằng Trichoderma thì mọi người hãy làm theo các bước sau:

  • Nghiền xơ dừa thô thành mùn dừa: Sau khi chọn vỏ dừa phù hợp, tiến hành bóc tách xơ dừa sau đó băm nghiền thành mụn xơ dừa.
  • Tách Tanin: Tiến hành tách chất chát Tanin bằng cách ngâm trong nước từ 2 — 3 ngày.
  • Tách Lignin: Chuẩn bị một thùng nước rồi đổ 2kg vôi vào. Sau đó cho mụn xơ dừa vào nước vôi rồi khuấy đều, ngâm trong 5 — 7 ngày rồi xả sạch với nước. Ngâm với nước trong vòng 1 ngày để xả sạch hoàn toàn nước vôi trong xơ dừa.
  • Làm khô giá thể: Sau khi xử lý Tanin và Lignin tiến hành vắt và phơi khô xơ dừa.
  • Ủ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma: Sau khi xử lý xơ dừa bằng nước và vôi tiếp tục xử lý bằng Trichoderma. Trộn xơ dừa với chế phẩm Trichoderma, đảo đều cho tơi xốp rồi dùng bao nilon đậy kín đống ủ. Sau 3 ngày tiến hành kiểm tra xơ dừa và xới đều đống ủ. Tiếp tục cách 3 ngày là kiểm tra và xới đều xơ dừa 1 lần. Đến lần thứ 7 thì xơ dừa đã chuyển sang màu nâu đen. Lúc này là có thể đem đi sử dụng được.

Công dụng của xơ dừa được xử lý bằng Trichoderma

  • Phòng ngừa các bệnh thường gặp về rễ, tăng sức đề kháng sâu bệnh cây trồng.
  • Hạn chế các như héo rũ, thối rễ ở cây
    Giúp phân hủy các chất hữu cơ từ xơ dừa
  • Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi vào đất
  • Giúp cải tạo đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn

Lưu ý khi xử lý xơ dừa bằng Trichoderma

Nấm Trichoderma dễ bị hủy diệt dưới ánh mặt trời. Vì vậy nên sử dụng hết cả gói trong 1 lần, nếu còn thừa thì phải buộc kín và bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ 25 — 38 độ C. Điều kiện tốt thì nấm Trichoderma có thể bảo quản được lên đến 18 tháng.

Kết luận

Trên đây là cách xử lý và ủ xơ dừa bằng nấm Trichoderma cho các nhà vườn. Nếu muốn sử dụng xơ dừa trồng cây trước tiên phải nắm được cách xử lý để loại bỏ những độc tố có thể gây hại cho cây. Ngoài ra mọi người có thể tìm mua giá thể xơ dừa đã qua xử lý được bán tại Ban Công Xanh đảm bảo xử lý tốt, độ ẩm cao và dùng cho nhiều loại cây. Link mua sản phẩm.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *