Đất, phân, chất dinh dưỡng

Cải tạo đất bạc màu bằng Trichoderma

cải tạo đất bằng nấm trichoderma

Sau một thời gian trồng, dù là đất vườn hay đất trồng chậu đều gặp tình trạng mất dinh dưỡng, khô hạn và bạc màu. Nếu để lâu không xử lý thì đất sẽ bị thoái hoá nghiêm trọng và chất lượng cây trồng giảm sút, cây còi cọc nhiều sâu bệnh. Chính vì vậy việc cải tạo đất sau khi trồng là nhiệm vụ mà ta cần phải làm thường xuyên, thay vì  tốn kém thì phải thay hoàn toàn đất mới, gây tốn kém hãy cải tạo đất cũ kèm với việc bổ sung đất mới để tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển. Có nhiều biện pháp cải tạo đất như sử dụng phân bò, phân trùn quế, bón vôi… Và hôm nay Ban Công Xanh sẽ hướng dẫn mọi người vách cải tạo đất bằng Trichoderma.

Chế phẩm sinh học Trichoderma là gì?

cải tạo đất bằng nấm trichoderma 1Trong các loại chế phẩm sinh học thì Trichoderma là loại được sử dụng rộng rãi và phổ biến với nhà vườn. Nấm Trichoderma gồm các thành phần chính là nấm Trichoderma và các enzyme thủy phân như cellulase, chitinase, xylanase, hemicellulas… Công dụng nổi bật của loại chế phẩm này là tiêu diệt nấm bệnh, cải tạo đất, chúng thường dùng để ủ phân vi sinh hoặc làm đất. Mặc dù có tên gọi là nấm Trichoderma nhưng thực chất đây là một loại nấm “đối kháng” tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại khác.

Ứng dụng của trichoderma trong nông nghiệp

Có nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để cải tạo đất hay không?

Như chúng ta đã biết thì có nhiều cách để cải tạo đất bạc màu, thoái hóa như thuỷ lợi, bón vôi, bổ sung phân hữu cơ… Nếu bạn chỉ làm vườn quy mô nhỏ muốn cải tạo đất vườn, đất chậu bạc màu thì có thể cân nhắc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma. Sản phẩm này vừa dễ sử dụng vừa hiệu quả cao. Nấm Trichoderma có chức năng cải tạo đất, kích thích bộ rễ cây phát triển, diệt nấm bệnh trong đất hiệu quả,…làm đất tơi xốp, sạch mầm bệnh.

Loại chế phẩm vi sinh này còn giúp làm tăng khả năng trao đổi các cation trong đất, khả năng giữ và trao đổi các chất dinh dưỡng trong đất. Đồng thời tiêu diệt nấm bệnh, tuyến trùng và tăng cường các vi sinh vật có lợi trong đất. Nấm đối kháng Trichoderma còn giúp hạn chế sử dụng phân vô cơ – tác nhân gây ra tình trạng bạc màu, thoái hoá ở đất.

Phương pháp cải tạo đất bằng Trichoderma

cải tạo đất bằng nấm trichoderma 21. Trộn Trichoderma với đất

Cách dùng chế phẩm vi sinh đơn giản mà hiệu quả nhất là trộn chung với đất. Với 1 gói Trichoderma 200gr có thể sử dụng cho 50 kg hoặc 120dm3 đất. Phương pháp này phù hợp cho đất lần đầu trồng hoặc đã trồng 2 – 3 năm, thời gian thực hiện là sau khi thu hoạch rau, trái. Trộn chung 1 gói nấm đối kháng với đất và 0,5kg lân, 5kg mụn dừa đã qua xử lý, 3 lít nước sạch.

Đảo đều tất cả nguyên liệu sau đó đậy bạt và ủ trong 2 – 3 ngày. Có thể đảo thêm với 20 – 30 % đất mới để trồng cây. Nếu không có đất mới có thể sử dụng trực tiếp đất đã xử lý để trồng. Phương pháp trộn đất này sẽ giúp cải tạo đất đã bị hao hụt dinh dưỡng đồng thời gian tăng độ tơi xốp, tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong đất.

2. Bón trực tiếp

Bạn chỉ nên bón Trichoderma trực tiếp vào đất trong trường hợp: cải tạo đất trồng cây công nghiệp, cây lâu năm; cây trồng bị bệnh; phòng bệnh cho cây. Cách thực hiện rất đơn giản, cần hoà tan 1 gói Trichoderma 200gr với 150 lít nước sạch, đem tưới dưới gốc cây. Đối với luống trồng thì mỗi ha tưới 2 – 3 lít dung dịch, với cây lâu năm mỗi gốc 5 – 7 lít tuỳ độ tuổi cây trồng.

3. Ủ phân vi sinh

Sử dụng nấm Trichoderma ủ cùng với các loại phân như phân bò, gà… kết hợp với rác thải nhà bếp sẽ tạo ra loại phân vi sinh vô cùng giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Nấm Trichoderma phù hợp để ủ phân quy mô nhỏ, ngoài ra nấm Trichoderma chỉ hoạt động tốt ở nhiệt độ 40 độ C.

Chế phẩm vi sinh có nhiều tác dụng đối với phân bón như phòng trừ sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân phát triển,…Trộn Trichoderma trong quá trình ủ phân chuồng sẽ giúp phân giảm mùi hôi thối và tăng tốc độ phân giải, khiến thời gian ủ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón vi sinh giúp xử lý mầm bệnh cho cây trồng, cải tạo đất và nâng cao chất lượng nông sản.

Lời kết

Với bài viết trên, Ban Công Xanh đã chia sẻ cách cải tạo đất bạc màu bằng nấm Trichoderma. Nếu quan tâm đến các cách cải tạo đất khác như sử dụng phân trùn quế, sử dụng phân bò thì hãy truy cập Ban Công Xanh nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *