Đất phèn vốn là nỗi lo của nhiều người nông dân từ trước đến nay. Nhiều vùng đất bị nhiễm phèn nặng đến nỗi không thể canh tác, hậu quả là người dân buộc phải từ bỏ mảnh đất này để tìm kiếm vị trí khác. Vậy thì đất nhiễm phèn là gì? Nguyên nhân nào khiến đất bị nhiễm phèn? Những cách cải tạo đất phèn hiệu quả nhất? Cùng Ban Công Xanh chúng mình tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Đất phèn là gì? Đặc điểm nhận biết đất nhiễm phèn
Đất phèn hay còn gọi là đất nhiễm phèn. Loại đất này có chứa nhiều gốc sunfat và độ pH thấp thường lá <5.0. Trong điều kiện này quá là khắc nghiệt khiến cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển bình thường được. Thông thường, các khu vực đất dễ nhiễm phèn là vùng đồng bằng ven biển hoặc nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Đặc điểm nhận biết và tính chất của đất phèn:
- Loại đất này có thành phần cơ giới nặng.
- Độ chua của đất khá cao, độ pH <4 hoặc thậm chí chỉ có 1,5-2,0.
- Đất nhiễm phèn không có độ ẩm, mặt đất khô gây hiện tượng nứt nẻ và cứng.
- Trong đất phèn chứa các chất độc hại như: Al3+, CH4, H2S, Fe3+,…
- Độ phì nhiêu trong đất nhiễm phèn thấp, thiếu chất đạm và mùn.
- Môi trường khắc nghiệt tiêu diệt các vi sinh vật có lợi, sản sinh nhiều loại vi sinh vật có hại tới cây trồng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đất nhiễm phèn
Đất nhiễm phèn có chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Hầu hết trong đất chứa tới 1/3 số chất độc hại như Al3+, (SO4)2-, nồng độ rất cao. Đất phèn không có sự trao đổi chất nên môi trường đất bị phá vỡ. Vì vậy nên đất phèn không có khả năng tự làm sạch được nữa.
Vì vậy ở các vùng đất bị ô nhiễm nặng bởi xác động thực vật phân huỷ hàng loạt. Nguồn đất bị nhiễm phèn còn có thể do nguyên nhân đất oxy hoá tiềm tàng tạo thành axit H2SO4 tạo ra gốc (SO4)2- gọi là quá trình phèn hoá. Hoặc có thể đất phèn được sản sinh từ việc nước phèn từ nơi khác đổ về đất làm thay đổi môi trường của đất từ trung tính sang nhiễm phèn.
Đất phèn cũng thường xuất hiện ở các khu vực chứa các loại đá trầm tích. Ngoài ra đất ở các khu vực ven biển. Khi mực nước biển dâng lên khiến cho muối sunfat trong nước biển trộn lẫn với trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ khác dẫn đến hình thành phèn.
Tác hại của đất phèn đối với sự phát triển của cây trồng
Nồng độ pH ở trong đất phèn chua rất thấp trong khi icon H+ lại quá cao. Vì vậy nên trừ một số ít cây có thể trồng được trong đất chua thì hầu hết cây trồng tại đây rất khó sinh trưởng. Thông thường, các loại cây thường được trồng ở Viêt Nam chỉ thích hợp khi trồng trong môi trường trung tính.
Khi sinh trưởng trong đất phèn, cây trồng sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Ngược lại, cây còn bị ảnh hưởng bởi các chất độc và vi sinh vật gây hại. Cây sẽ không thể phát triển được vì đất phèn không thể cải tạo, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Ví dụ thực tế, khi gieo lúa ở trên đất phèn, dễ thấy có hiện tượng chết mầm, chết mạ và thành quả vụ mùa năng suất không cao. Thường thì cuối mùa vụ nhận thấy cây lúa vị vàng lá, có xì phèn bao quanh ảnh hưởng xấu đến giai đoạn trổ bông.
Các biện pháp cải tạo đất phèn hiệu quả
Đừng quá lo lắng, để khắc phục các thiệt hại do đất phèn gây ra, các biện pháp cải tạo đất hiệu quả bao gồm:
- Tránh nước động thành vũng trên đất trồng gây nhiễm phèn, cần trang phẳng mặt đất, ruộng giúp cây trồng phát triển đồng đều.
- Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi thật tốt để dẫn được nguồn nước ngọt tưới khi cần và thoát thuỷ tốt khi rút nước. Mỗi mảnh đất cần đào mương xung quanh để chủ động tưới tiêu. Mỗi khi nhận thấy đất nhiễm phèn có thể kịp thời xả một cách dễ dàng.
- Ở quá trình làm đất để gieo giống, nhất là vào vụ hè thu không nên xới đất sâu quá 10cm. Điều này là để tránh không đụng đến tầng sinh phèn tránh tình trạng xì phèn lên mặt đất.
- Khi đất nhiễm phèn dẫn nước ngọt để rửa. Nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong khâu rửa phèn. Tận dụng thời điểm đợt nước cao để dẫn nước vào tưới. Rửa trôi phèn xuống kênh mương. Lúc này nước mới lại len lỏi vào thay thế nước phèn.
- Không để đất trong tình trạng khô hạn. Những đợt mưa lớn xuống đất cần đầu tư hệ thống thoát nước tốt. Mỗi cơn mưa sẽ là cơ hội để rửa trôi các chất phèn còn tồn đọng trong đất.
- Thường xuyên cày ải, phơi khô đất vào mùa vô. Dọn cỏ sạch và gom lại phơi khô để đốt. Không nên cắt cỏ hoặc vùi xuống hố vì nếu chưa được phân huỷ kịp thời cỏ sẽ gây ngộ độc hữu cơ trong đất.
Lưu ý khi bón phân cho đất trồng:
- Bón cân đối phân đạm, lân và kali. Nếu đất bị nhiễm phèn cần bón thêm phân lân dễ tiêu như DAP, NPK hoặc bón thêm vôi bột.
- Đối với lúa, phun thêm loại phân bón lá chuyên dụng cho lúa như Hydrophos để cây trồng hấp thụ được dễ dàng. Cây lúc này sẽ hồi phục được sức khoẻ để phát triển.
Lời kết
Trên đây là thông tin cụ thể về loại đất nhiễm phèn. Hi vọng các bạn đã nằm rõ được đặc điểm và tính chất của đất, nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Áp dụng đúng những yêu cầu trên, đất của bạn sẽ phòng và chữa được tình trạng nhiễm phèn, giúp cây trồng phát triển tốt và khoẻ mạnh.
Tìm hiểu thêm: Cải tạo đất mặn từ A đến Z