Dụng cụ làm vườn

Chậu tự tưới có ưu và nhược điểm gì?

Trồng rau trên chậu tự tưới

Sử dụng chậu tự tưới có thể là cách tốt nhất để trồng một số loại cây, đặc biệt là rau trong trường hợp bạn không có thời gian để tưới nước cho cây. Với việc cung cấp mức độ ẩm phù hợp trực tiếp đến rễ cây, chậu tự tưới nước có thể làm tăng năng suất và sức khỏe của cây. Với chậu chứa tự tưới được thiết kế tốt, cây sẽ nhận được lượng nước vừa đủ để chúng phát triển mạnh.Cùng điểm qua bốn ưu điểm của loại chậu đặc biệt trên mà bạn cần biết:

  • Tiện dụng
  • Tiết kiệm phân bón, nước tưới
  • Sử dụng linh hoạt
  • Thúc đẩy sự phát triển của cây

Cùng Ban Công Xanh tìm hiểu rõ các ưu nhược điểm của chậu tự tưới qua bài viết bên dưới nhé!

Ưu điểm của Chậu trồng cây tự tưới

Sự tiện dụng của Chậu trồng cây tự tưới

Ưu điểm lớn nhất của chậu tự tưới là chúng mang lại sự tiện lợi. Khi sở hữu chậu tự tưới bạn không phải mất nhiều thời gian để tưới cây hằng ngày.

Nhu cầu về nước tưới của cây phụ thuộc và thay đổi tùy theo các yếu tố như: thời tiết, giá thể, kích thước cây và chậu và cả giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Vì vậy, khi bạn tưới nước theo lịch trình hàng tuần, nếu bạn không có đủ thời gian để chú trọng vào các yếu tố trên. Cây của bạn có nguy cơ thừa hoặc thiếu nước.

Với chậu tự tưới, đất được giữ ẩm nhất quán, vì nước được cung cấp từ bể chứa với tốc độ tương đương với tốc độ mà cây đang sử dụng. Bên cạnh đó chậu tự tưới cũng mang lại sự tiện lợi khi bạn vẫn có thể tưới cây khi bạn đi vắng hoặc không có thời gian chăm sóc cây.

Ưu nhược điểm của chậu tự tưới 2

                 Ưu điểm tiện lợi của chậu tự tưới

Do đó, chậu tự tưới là lựa chọn tốt cho những người thường xuyên đi công tác nhưng vẫn có thể sở hữu những chậu rau xanh tốt trong chính ngôi nhà của bạn.

Chậu trồng cây tự tưới – Tiết kiệm nước

Một ưu điểm chính khác của việc sử dụng chậu tự tưới là hiệu quả sử dụng nước của chúng. Các hệ thống thùng chứa này có khả năng tự điều chỉnh, cung cấp nước như nó được sử dụng cho cây trồng. 

Trong khí đó, nếu tưới nước trên của bầu đất, một phần sẽ bốc hơi khỏi bề mặt. Ngược lại, vì chậu tự tưới lấy nước từ bên dưới, nên sẽ có ít độ ẩm trên bề mặt đất hơn và gần như toàn bộ nước được cây sử dụng.

Bằng việc đổ nước vào chậu chứa mỗi 2 tuần một lần so với việc tưới cây hàng ngày. Lượng nước bị thất thoát ra ngoài cũng không đáng kể. Giúp bạn tiết kiệm được lượng nước đáng kể.

Chậu trồng cây tự tưới – Thúc đẩy sự sinh trưởng của cây trồng

Sai lầm khi chăm sóc cây trồng phổ biến nhất là tưới quá nhiều nước, có thể làm cây thiếu oxy và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm bệnh.

Tuy nhiên, tưới quá ít nước sẽ làm cây mất đi lượng nước cần thiết để duy trì cấu trúc tế bào, vận chuyển chất dinh dưỡng và thực hiện quang hợp. 

Chậu tự tưới có thể tăng cường sức khỏe của cây bằng cách cung cấp đủ lượng nước mà cây cần.

Chậu tự tưới cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của rễ sâu và khỏe mạnh, vì rễ cây hướng xuống để lấy nước thay vì mọc nghiêng để thu nước từ gần bề mặt, nơi có độ ẩm cao nhất.

Nhược điểm của Chậu trồng cây tự tưới

Bên cạnh những ưu điểm trên, chậu tự tưới vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Chậu tự tưới không phù hợp với tất cả các loại cây: Chậu tự tưới không phù hợp với các loài xương rồng, hoa lan và các loại cây khác cần đất trong bầu của chúng bị khô giữa các lần tưới. Độ ẩm liên tục sẽ gây thối rễ ở những loại cây này.
  • Chậu tự tưới không hoạt động tốt ngoài trời trong điều kiện khí hậu ẩm ướt hoặc mưa: Các thùng tự tưới ngoài trời sẽ bị úng do độ ẩm cao và mưa. Một cửa xả nước không ngăn được lượng nước dư thừa xâm nhập vào đất ngay từ đầu và khiến đất bị ướt thay vì giữ ẩm đều.

Một số lưu ý khi sử dụng chậu tự tưới

    

Chế độ bảo dưỡng cho Chậu trồng cây tự tưới

Mặc dù chậu tự tưới rất dễ bảo trì, nhưng có một số điều bạn cần làm để đảm bảo rằng cây của bạn nhận được nước và chất dinh dưỡng cần thiết.

Chậu trồng cây tự tưới và Phân bón

Trường hợp bạn sử dụng giá thể thủy canh trong chậu tự tưới thì mọi thứ trở nên khá dễ dàng. Chỉ cần bạn duy trì dung dịch dinh dưỡng với lượng phù hợp. Và sau vài tuần nên xả chất trồng bằng nước lạnh để hạn chế sự tích tụ muối phân bón.

Tuy nhiên, nhiều người làm vườn lại ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ (có thể sử dụng phân bò, phân trùn quế). Việc xả nước ra khỏi chậu tự tưới có thể khó khăn với các chậu trong nhà không có lỗ thoát nước tràn.

Do đó, cần đảm bảo bổ sung một số phân trộn được xử lý trong giá thể. Đảm bảo cây đủ dùng trong suốt thời gian sinh trưởng. Sau mỗi vụ trồng mới bổ sung thêm lượng phân bón mới.

Duy trì ngăn chứa nước không bị khô

Chậu tự tưới rất tốt cho những người luôn hay quên tưới cây. Nhưng bạn không thể quên giữ cho bình chứa không bị cạn nước vì nó sẽ khiến hệ thống bấc bị khô. Thậm chí là nó sẽ không hoạt động khi bạn đổ đầy bình chứa.

Chọn đất trồng, giá thể phù hợp cho Chậu tự tưới

Để chậu tự tưới hoạt động bình thường, bạn cần sử dụng đúng loại đất trồng – giá thể trong chậu. Bạn có thể mua đất trồng có sẵn trên thị trường, chuyên dùng cho những chậu trồng cây tự tưới. Hoặc bạn tự trộn giá thể với các thành phần như rêu than bùn, xơ dừa, đá trân châu và phân trộn chất lượng tốt theo tỷ lệ nhất định.

Cây trồng phù hợp với Chậu tự tưới

Cây trồng trong nhà thích đất ẩm thường là các loại cây lá nhỏ, cây rêu gai và một số loại cây lá kim, cây lá mỏng lớn hơn như dương xỉ,…Một số loại rau thảo mộc như: Rau diếp cá, cải bó xôi và rau thơm, rau húng các loại cũng phát triển tốt trong chậu tự tưới.

Cây trồng trong chậu tự tướiTrên đây là những chia sẻ của Ban Công Xanh về những ưu, nhược điểm của chậu trồng cây tự tưới. Hi vọng các bạn sẽ sớm sở hữu những chiếc chậu tự tưới với nhiều tính năng nổi bật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *