Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục sao cho hiệu quả

Vậy, đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục sao cho hiệu quả?

Đất nhiễm chua hay đất phèn là một thực trạng thường thấy trong canh tác nông nghiệp. Sự thay đổi tính chất của đất trồng đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của đất trồng. Độ pH đất thấp cùng nhiều các ion H+ khiến cho quá trình canh tác của bà con gặp phải nhiều khó khăn. Vậy, đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục sao cho hiệu quả? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, theo dõi bài viết của Bancongxanh.com để rõ hơn nhé.

Đất nhiễm chua là gì?

Vậy, đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục sao cho hiệu quả? 2Trước tiên, ta cùng tìm hiểu xem đất nhiễm chua là gì? Đất nhiễm chua hay còn gọi là đất phèn. Đây là kiểu đất trồng thuộc trong nhóm đất có chứa nhiều Sunfat, kí hiệu hóa học là ion SO42-.

Đất trồng được đặc trưng bởi độ pH cực kỳ thấp, thường chỉ đạt từ 2 – 3 mà thôi. Trong khi đó, lượng chất độc hại thì vô cùng cao. Tiêu biểu như là ion Fe2+ và Al3+. Chính vì lẽ đó mà đã tác động, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi cũng như đệm của đất. Hai quá trình này trong môi trường đất sẽ bị phá hủy. Nguyên nhân là do chúng không có khả năng tự làm sạch. Sau đó, đất trồng rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Các động thực vật cũng như sinh vật trong đất cũng chết đi hàng loạt.

Nhà vườn nhận biết đất nhiễm chua như thế nào?

Thực tế sẽ có nhiều cách để bà con nhận biết được rằng đất trồng có đang bị nhiễm chua, nhiễm phèn hay không. Ta có thể dựa trên các đặc điểm, tác hại của đất trên đất trồng hoặc tự đo đạc thủ công. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các cách nhận biết này nhé.

Nhận biết bằng cách đo độ pH của đất trồng

Đối với cách nhận biết đầu tiên này, ta sẽ tiến hành thực hiện thủ công. Nếu như diện tích đất canh tác lớn, mọi người cần đến sự hỗ trợ của máy móc đo pH đất trồng chuyên dụng. Hoặc không đơn giản hơn ta hoàn toàn có thể dùng giấy quỳ tím. Nếu như giá trị pH đạt mức dưới 4 có nghĩa là đất trồng của bạn đã nhiễm chua. Lúc này, ta cần tìm kiếm giải pháp an toàn, phù hợp, hiệu quả để cải tạo.

Nhận biết qua những đặc điểm của đất nhiễm chua

Cách thứ hai dành cho những ai đã có kinh nghiệm canh tác lâu năm. Hay là những người trang bị sẵn các kiến thức về đất nhiễm chua. Mọi người có thể nhận biết bằng các đặc điểm dễ thấy, thường hiện rõ trong quá trình canh tác. Thành phần cơ giới của đất nhiễm chua là rất nặng. Khi tiết trời nắng hạn, khô thì sẽ gặp phải hiện tượng cứng, nứt nẻ.

Độ chua của đất cao, độ pH dưới 4. Sẽ có rất nhiều chất độc hại tiềm tàng bên trong đất nhiễm chua. Nó có thể bao gồm Al3+, Fe2+, CH4 hay H2S. Độ phì nhiêu, màu mỡ của đất trồng rất thấp. Song, đất phèn cũng chứa rất ít dinh dưỡng đa dạng nuôi cây, nghèo đạm và nghèo luôn chất mùn. Với những đặc điểm đó khiến cho hệ thống vi sinh vật không thể phát triển thuận lợi. Do vậy chúng không có điều kiện để làm giàu cho đất trồng canh tác.

Nhận biết qua tác hại của đất nhiễm chua đối với cây trồng

Rõ ràng, đất nhiễm chua có độ pH thấp và lượng ion H+ thì lại cực kỳ cao. Trong khi đó, thực tế thì rất ít cây trồng ở Việt Nam ưa sống trong môi trường này cả. Đặc biệt với cây lúa nước, chúng cũng chỉ phù hợp với môi trường đất trồng trung tính mà thôi.

Đất trồng không có khả năng tự cải tạo, chúng rơi vào trạng thái nghèo nàn, thiếu dưỡng chất. Trong lúc ấy, cây trồng thì luôn có nhu cầu cao về việc được cung cấp, bổ sung dinh dưỡng để phát triển, sinh trưởng. Đất không đảm bảo đáp ứng thực hiện được nhu cầu này.

Ở cây lúa, đất nhiễm chua gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số xuất hiện hiện tượng chết mạ, chết mầm ngay sau khi sạ. Thế nên làm mất thời gian, công sức gieo sạ, cấy dặm của bà con nhà nông. Một số trường hợp khác ở cuối vụ, lúa có xì phèn. Xì phèn khiến lá lúa bị héo, bị úa vàng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn cây trổ bông.

Những biện pháp khắc phục tình trạng đất nhiễm chua trong canh tác

Đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục sao cho hiệu quả 1Khắc phục bằng biện pháp bón vôi

Bón vôi cho đất nhiễm chua là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả được áp dụng hàng đầu. Bón vôi nhằm cung cấp, bổ sung một lượng canxi nhất định cho cây trồng. Qua đó giúp làm giảm đi tính độc hại do nhôm tự do và các ion sắt 3+ gây ra. Đồng thời đẩy lùi các ion Na+ ra khỏi dất trồng.

Sau khi bón vôi xong, mọi người cần chủ động tháo nước vào ruộng. Đây là công tác quan trọng, cần thiết để rửa bề mặt và bổ sung lượng chất hữu cơ dồi dào cho đất trồng màu mỡ.

Khắc phục bằng biện pháp thủy lợi

Thực trạng nước biển xâm lấn đất liền gây ra hiện tượng đất ngập mặn, phèn nay đang rất phổ biến. Đây cũng là vấn đề chung mà nhiều nhà vườn đối mặt, gặp phải.

Vậy, muốn giảm thiểu, hạn chế tình trạng này, ta hãy sử dụng các đê ngăn nước biển tràn. Cùng với đó là xây dựng hệ thống mương máng một cách khoa học, hợp lý. Qua đây tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình rửa mặn, xổ phèn. Đồng thời gia tăng độ pH của đất, giúp thay đổi tính chất đất.

Khắc phục bằng biện pháp lên luống

Như thế nào là lên luống? Cho những ai chưa biết thì lên luống thực chất là lật úp đất trồng thành nhiều luống cao. Đồng thời bề mặt đất trồng sẽ được lật lên, gốc mạ thì óp xuống. Như vậy sẽ tạo nên các lớp đệm hữu cơ hiệu quả. Cách làm này giúp giảm phèn, chống tình trạng ngập úng rất tốt. Hơn hết, khi tầng đất dày được tạo nên thì sẽ hỗ trợ bà con thuận lợi hơn trong công tác trồng, chăm sóc cây.

Khắc phục bằng biện pháp cày sâu, phơi ải

Trước hết, cày sâu chính là làm cho bề mặt đất chua lộ ra ngoài càng nhiều nhất càng tốt. Sau đó bà con sẽ chủ động đưa nước tưới vào nhằm mục đích rửa chua.

Còn công tác phơi ải thực chất chính là việc ta sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Dùng năng lượng mặt trời kiểm soát hiệu quả những tác nhân độc hại gây bệnh trong đất. Mà chủ yếu bằng việc phủ một lớp bóng trong suốt lên bề mặt đất trời. Qua đó giúp giữ lại nguồn năng lượng mặt trời để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh một cách triệt để.

Khắc phục bằng việc bón phân

Như bạn biết đó, đất phèn hay đất nhiễm chua không có khả năng tự cải tạo được. Vậy nên nhà vườn cần chủ động bón phân, cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng, thiết yếu cho đất trồng. Một số loại phân bón nên sử dụng như là phân lân, phân đạm, phân vi lượng. Những sản phẩm này đều giúp gia tăng độ phì nhiêu đáng kể.

Tránh hay hạn chế việc sử dụng phân bón có chứa thành phần lưu huỳnh. Tiêu biểu như là đạm sunfat. Bởi lẽ trong đất phèn đã chứa lưu huỳnh ở dạng độc hại. Nếu như mọi người cung cấp thêm có nghĩa là đang gia tăng chất độc bên trong đất.

Song, Kali là chất thứ hai mà ta không nên sử dụng. Bởi lẽ lượng Kali trong đất nhiễm chua là tương đối cao. Một khi lượng này được tăng thêm thì sẽ gây ra hiện tượng chết cây. Đây là điều mà không ai mong muốn. Tốt nhất, hãy sử dụng những sản phẩm phân bón hữu cơ tự nhiên, an toàn, lành tính cho thực vật, động vật và môi trường.

Ý nghĩa của các biện pháp khắc phục, cải tạo đất nhiễm chua

Vậy cải tạo đất nhiễm chua có ý nghĩa, vai trò như thế nào? Mỗi mảnh đất bị nhiễm phèn, nhiễm chua được tiến hành cải tạo có nghĩa là ta đang mở rộng thêm diện tích đất canh tác nông nghiệp. Song, diện tích đất chăn nuôi thủy hải sản cũng được tăng thêm. Có được điều đó là nhờ vào công tác thau chua rửa mặn.

Những hệ thống bờ ao hay kênh rạch được xây dựng nên nhằm hỗ trợ quá trình thoát nước mùa lũ giúp dự trữ nước ngọt vào mùa cạn một cách hiệu quả. Song, khi nhà vườn chọn lọc cây trồng phù hợp với tính chất đất nhiễm phèn thì hiệu quả kinh tế ta nhận được là cao hơn bình thường. Chất lượng hay năng suất nông sản cũng dược đảm bảo tốt nhất.

Việc áp dụng các biện pháp, công nghệ vào trong nuôi trồng, chủ động theo dõi sẽ giúp đưa ra những phương pháp giúp cải thiện, thúc đẩy nhanh chóng, kịp thời. Qua đó, nhà vườn không còn ở thế thụ động mỗi khi gặp khó khăn trong canh tác nữa.

Phần kết

Như vậy, Bancongxanh.com đã giúp bạn rõ hơn về đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm canh tác nông nghiệp. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết này.

Xem thêm:

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác

Biện pháp cải tạo đất chua hiệu quả cho bà con nông dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *