Điểm mặt một số loài cây thân leo dễ trồng, dễ chăm
Ngày nay, cây thân leo đã và đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với đời sống chúng ta. Cây thân leo không chỉ là một trong những loài cây công trình phổ biến trong thiết kế kiến trúc cảnh quan. Mà còn là một trong những họ cây có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất của thế giới thực vật. Với nhiều giá trị như vậy, không lý nào mà các bạn lại không trồng ngay cho mình một vài giống cây thân leo ngay tại nhà. Không chỉ làm tăng độ tươi mát của ngôi nhà mà còn hỗ trợ về mặt dinh dưỡng thực phẩm. Và Ban Công Xanh ở đây ngày hôm nay để chia sẻ cho các bạn những thông tin và điểm mặt một số loại cây trồng thân leo dễ trồng.
Cây thân leo là gì?
Cây thân leo hay cây leo được coi là cây nhỏ mọc sát đất. Cây thân leo là những cây thường có thân hóa gỗ, mọc trên đất và leo lên cây hoặc các cấu trúc dọc khác. Cây thân leo không phải là một nhóm cây được xếp cùng họ hàng với nhau. Mà chỉ có cùng một dạng phát triển lối sống tương tự của các loài cây thuộc các họ khác nhau.
Cây thân leo thường được phân chia làm nhiều loại. Dựa vào kiểu leo và cách leo, ta có:
- Cây thân leo dùng ngọn cuốn quanh một cây chính chủ khác. Với loại này thì hướng cuốn quay là được di truyền và định sẵn. Nhóm đậu que (Calystegia sepium, Phaseolus vulgaris) quấn theo hướng bên trái. Còn nhóm hoa bia (Dioscorea communis) cuốn quanh theo hướng bên phải.
- Cây thân leo dùng bộ phận tua cuốn (biến từ mầm hoặc lá cây) bám vào cây khác.
- Một số loài thì dùng rễ để bám vào cây khác.
- Cuối cùng là các loài cây không có bộ phận bám đặc thù thì vươn ra mọi phía. Chúng bám và không để bị rơi xuống nhờ vào các bộ phận như mầm có lông, móc hoặc gai.
Đặc điểm
Cây thân leo là một trong những họ cây có khả năng bao phủ không gian xung quanh mạnh mẽ. Do đặc điểm này nên cây thân leo thường được sử dụng làm cảnh trong trang trí kiến trúc. Sự ra hoa của loài thân leo cần rất ít không gian để sinh trưởng. Nên chúng có khả năng len lỏi qua các vết nứt. Làm bao phủ một lượng lớn không gian xung quanh.
Loài thân leo còn được phân chia dựa vào đặc tính hình thái. Dựa vào tiêu chí này ta có thể phân chia thân leo thành loài thân thảo và loài thân gỗ. Đối với loài thân gỗ hay còn gọi là cây leo núi, chúng được đặc trưng bởi trục thân chính lâu năm. Vỏ cây bên ngoài cứng và được tìm thấy ở một số khu vực rừng rậm trên thế giới. Còn với loài thân thảo thì thân cây chính thường mềm và khá mỏng.
Tác dụng
Sự có mặt của những loại cây thân leo trong nhà sẽ giúp cho ngôi nhà của các bạn sẽ trở nên tươi mát, tràn đầy sức sống. Một ưu điểm của cây thân leo là không chiếm nhiều diện tích trồng như một số loài cây cảnh trồng trong nhà khác. Vì vậy mà cây thân leo có thể trồng ở bất cứ đâu.
Trồng cây thân leo trong nhà hoặc ban công không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của các bạn. Mà còn có nhiều ý nghĩa trong việc làm giảm tác động của khói bụi đến ngôi nhà. Thanh lọc không khí, giúp không khí trong nhà trong lành và thân thiện với sức khỏe gia đình. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, một số loài cây thân leo còn có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Khi được chế biến làm thực phẩm
Cách trồng và chăm sóc cây thân leo
Cách trồng
Thời điểm thích hợp nhất cho việc trồng cây thân leo là đầu mùa xuân. Vì thời tiết thời điểm này có phần mát mẻ và dễ chịu. Là điều kiện thích hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không thể trồng cây thân leo vào các thời điểm khác trong năm. Việc trồng cây vào đầu mùa xuân sẽ giúp cây có điều kiện sinh trưởng thích hợp hơn và hạn chế khả năng cây bị chết do tác động của thời tiết.
Tiếp theo, trước khi tiến hành gieo trồng cây các bạn cần chuẩn bị hạt giống cây, đất trồng, và những dụng cụ chăm sóc khác. Với giống cây trồng, các bạn hãy đảm bảo chọn đúng hạt giống loại cây mình mong muốn. Loại đất tốt nhất để gieo trồng là: 50% đất thịt, 20% đất tribat, 20% trấu, 10% phân chuồng và phân vi sinh.
Cách chăm sóc
Cần tưới nước thường xuyên, đều đặn cho cây. Vào mùa khô, cứ cách 01 đến 02 ngày tưới một lần. Còn đối với mùa đông có thể từ 03 đến 05 ngày mới cần tưới một lần. Lượng nước tưới mỗi lần cũng không cần quá nhiều, tránh tình trạng thừa nước làm cây bị ngập úng.
Việc bón phân cho cây thân leo cũng cần thực hiện theo từng thời điểm nhất định. Khi cây được 01 tháng tuổi, bón phân khoảng 01 nắm tay phân hữu cơ để cây có đủ dưỡng chất cho việc phát triển. Từ đó về sau, cứ cách 03 tháng cần bổ sung bón phân một lần. Đối với cây leo có hoa, đầu tháng 1 cần bón phân kali, photpho. Để cây có thể kịp ra hoa vào đầu mùa xuân. Bên cạnh đó, tháng 9 cần bón phân kali để cây hoàn thành quá trình tạo lớp thân gỗ.
Cây thân leo cũng như các loại cây trồng khác. Cần được cắt tỉa một cách thường xuyên. Khi tiến hành trồng cây thân leo, các bạn cần chú ý loại bỏ những cành già, lá sâu hoặc hoa tàn. Không chỉ giúp cây tập trung dưỡng chất nuôi cây. Mà còn làm hạn chế tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Điểm danh một số loại cây thân leo dễ trồng
Hạt giống cây mướp
Mướp là một loại rau màu thuộc họ nhà Bầu bí. Mướp có tên khoa học là Luffa. Mướp là cây thân leo thuộc dạng thân thảo (cây hằng niên). Mướp là loài cây ưu nhiệt độ cao, thích thời tiết nóng ẩm. Cây mướp thường được thu hoạch khi trái còn xanh. Công dụng chính của mướp đối với con người trong đời sống là làm thực phẩm.
Hạt giống cây bí ngô
Bí ngô hay còn được gọi là bí đỏ. Là một loại rau trồng ăn quả. Bí ngô là một trong những loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Cũng như có nhiều công dụng đối với con người. Không chỉ dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mà bí đỏ còn là một trong những loại rau màu ăn quả nổi tiếng với độ ngon khi được chế biến.
Hạt giống cây chanh dây
Chanh dây là loại cây ăn quả phổ biến của vùng nhiệt đới. Với vị chua nhẹ, chanh dây thường được sử dụng với công dụng chính là làm thức uống giải khát thanh nhiệt. Là một trong những loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao. Bên cạnh đó, chanh dây còn giàu những hợp chất chống oxy hóa và có lợi khác cho cơ thể.
Hạt giống cây cà chua
Là một trong những loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây cà chua là loại quả ưa sống trong điều kiện mát mẻ. Tuy nhiên do sự phát triển của công nghệ gene mà nhiều giống cà chua phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam đã ra đời. Cũng như những loại cây đã liệt kê trên, cà chua cũng là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao.
Hạt giống cây dưa leo
Cũng là một giống cây quen thuộc trên bàn ăn của nhiều hộ gia đình ở Việt Nam. Dưa leo thuộc giống cây rau ăn quả. Dưa leo đặc biệt ưa thích nhiệt độ cao. Thời tiết với độ ẩm không khí cao cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để gieo trồng cây dưa leo. Với giá trị dinh dưỡng cao, cũng như là một món ăn không thể thiếu. Nên không khó hiểu khi dưa leo được gieo trồng rộng rãi ở Việt Nam ta.
Một số lưu ý khi mua hạt giống cây thân leo
Việc lựa chọn hạt giống trước khi tiến hành gieo trồng luôn là công đoạn vô cùng quan trọng. Hạt giống tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thành phẩm sau này của cây trồng. Do đó khi mua hạt giống cần đảm bảo:
- Kiểm tra kỹ hình thức bao bì hạt giống. Có bị mục, thủng hay hư hại gì không?
- Kiểm tra hạt giống bên trong có bị nấm mốc, lép, nứt hạt hay bị bạc màu không?
- Kiểm tra xuất xứ, thông tin nguồn gốc. Cần đảm bảo mua đúng loại hạt giống mình mong muốn.
- Đảm bảo mua hạt giống tại nơi uy tín, chất lượng, đã có kiểm duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Tham khảo sản phẩm: Hạt giống Cà chua bi
Lời kết
Qua bài viết trên, Ban Công Xanh hi vọng đã có thể cung cấp cho các những kiến thức cần thiết về cây thân leo. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm cho mình một nơi để mua các sản phẩm và dụng cụ nông nghiệp uy tín và chất lượng. Thì Ban Công Xanh chính là nơi bạn đang tìm kiếm.
Xem thêm: Một số loại hạt giống rau ăn lá dễ trồng