Chia sẻ kinh nghiệm

Cải tạo đất chua từ A tới Z

Cải tạo đất chua từ A tới Z

Đất nhiễm chua là hiện tượng thường gặp trong trồng và sản xuất nông nghiệp. Khi đất nhiễm chua sẽ thấy được độ pH giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng là đất chua sẽ khiến vi sinh vật chịu tác động và mất dần. Cây trồng từ đó mà không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cây còi cọc, yếu ớt. Vậy nên để hiểu rõ hơn về loại đất chua này, hãy cùng Ban Công Xanh tìm hiểu chung về cải tạo đất chua từ A tới Z nhé!

Đất chua là đất gì? Đặc điểm, tính chất của đất chua

Cải tạo đất chua từ A tới Z 1Đất chưa hay còn biết đến là hiện tượng đất bị thay đổi tính chất hoá học sau quá trình canh tác nông nghiệp dài ngày mà không được cải tạo. Điều này dẫn đến tính chất đặc thù của đất không còn nguyên vẹn như trước nữa.

Đất chua có nhiều axit và nồng độ pH thấp từ 5.5 trở xuống. Thông qua trị số pH sẽ cho biết nồng độ H+ trong môi trường đất như thế nào. Từ đó người dân cũng dễ nắm bắt được tình hình đất của mình và đưa ra biệ pháp xử lí phù hợp nhất.

Độ chua trong đất là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi nồng độ axit trong đất quá cao gây ức chế sự phát triển của cây và hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất. Nếu bạn trồng các loại cây không chịu được đất chua thì hậu quả là cây sẽ chết dần và hàng loạt. Vậy nên để không có hiện tượng đáng tiếc nào xảy ra, nhà nông cần đặc biệt chú ý đến sự thay đổi của đất trồng. Thường xuyên kiểm tra độ pH định kì bằng công cụ đo chuyên dụng để theo dõi tình trạng đất trong suốt mùa vụ.

Nguyên nhân nào gây đất nhiễm chua?

Sẽ có nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc đất bị nhiễm chua. Có thể là bởi quá trình tự nhiên hay do quá trình canh tác của con người. Tuy nhiên, quá trình tự nhiên có thể nói là không đáng kể. Thay vào đó, yếu tố làm thay đổi tính chất đất trồng mạnh mẽ nhất là quá trình canh tác của con người. Để hiểu rõ hơn, nguyên nhân và quá trình đất bị nhiễm chua như sau:

1. Đặc tính của đất

Đất trồng ban đầu có kết cấu là đất thịt nhẹ, đất cát giàu dinh dưỡng. Khi gặp trời mưa lớn hoặc nước tưới quá nhiều. Điều này làm rửa trôi các chất kiềm như Canxi, Magie hay Kali ra khỏi đất trồng. Tính kiềm của đất dần mất đi vì thiếu các nguyên tố này. Từ đó chỉ còn lại các chất axit khiến đất có độ chua nhiều hơn.

2. Do sự hấp thụ của cây

Để nuôi cây phát triển, cây phải hút các chất dinh dưỡng như N, P, K, khoáng chất trung – vi lượng từ đất trong một thời gian dài. Nếu không có biện pháp bổ sung bón phân phù hợp thì đất sẽ mất hết các chất cần thiết. Từ đó quá trình hoá chua lại hình thành.

3. Lạm dụng bừa bãi các chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng

Các loại có tính chua sinh lý khi bón lâu năm vào đất mà không có biện pháp cải tạo. Ví dụ như các loại phân bón khoáng chứa gốc axit như: Kali Sulfate, Supe lân,…

4. Quá trình phân giải các chất hữu cơ tự nhiên

Khi chất hữu cơ phân giải sẽ sản sinh ra axit làm hoà tan các chất có tính kiềm trong môi trường đất.

Ảnh hưởng của việc đất nhiễm chua

Cải tạo đất chua từ A tới Z 21. Đối với cây trồng

Khi đất bị nhiễm chua sẽ làm ức chế sự sinh trưởng của cây trồng. Khiến cây khó hấp thụ các loại khoáng chất đa – trung – vi lượng cần thiết để phát triển. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng này kéo dài dẫn đến cây ngày càng còi cọt, yếu ớt. Từ đó làm giảm năng suất cây trồng, chất lượng không cao.

Nồng độ Al tự do trong môi trường khi gặp đất chua sẽ tăng cao, gây ngộ độc cho cây trồng. Vì vây khiến phần rễ bị bó buộc lại và không thể phát triển được. Các loại cây bản chất không chịu được chua sẽ bị mất đi khả năng ra hoa, kết trái, tỉ lệ đậu quả giảm sút. Vậy nên, đối với các loại cây ăn quả không chịu được đất chua nếu trồng thì xem như năng suất trồng cây là con số 0.

2. Đối với vi sinh vật trong đất

Các nhóm vi sinh vật có lợi trong đất khi gặp đất chua hầu như mất khả năng sinh trưởng. Vi sinh vật là yếu tố quan trọng đối với đất trồng. Giờ nếu giảm sút số lượng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về sau.

Các loại hợp chất khó tan từ phần bón khi tưới xuống đất nhờ có vi sinh vật phân giải mà cây có thể hấp thụ được. Tuy nhiên khi không có vi sinh vật những chất khó tan tồn đọng gây hại cho cây trồng và môi trường xung quanh.

Các biện pháp cải tạo đất chua hiệu quả

Cải tạo đất chua từ A tới Z 31. Bón vôi cho đất trồng

Để trung hòa độ chua của đất, người ta thường bón các chất có tính kiềm, chẳng hạn như vôi ruộng. Đây được coi là phương pháp phổ biến nhất của nông dân để cải tạo đất chua. Một số loại vôi chính thường được sử dụng để cải tạo đất là: bột đá vôi (CaCO3), vôi tôi (Ca(OH)2), vôi tôi (CaO) hay vôi đôlômit (CaMg(CO3)2).

2. Hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

Để bảo vệ môi trường và thúc đẩy quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây trồng. Bà con nông dân nên tích cực thay đổi thói quen canh tác, chuyển sang sử dụng phân hữu cơ. Ngoài ra chế sử dụng phân vô cơ.

Ngoài ra, mọi người tránh sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, có thể gây ra nhiều hậu quả cho đất. Thuốc bảo vệ thực vật lâu ngày không phân hủy hết sẽ làm cho đất chua. Vì vậy, nên sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh vật đối kháng, thiên địch,… Các biện pháp trên sẽ góp phần bảo vệ cây trồng.

3. Bón phân hữu cơ cho đất chua

Việc sử dụng loại vôi nào phụ thuộc vào độ chua của đất. Đồng thời, trước khi bón vôi cần kiểm tra độ pH của đất để xác định tỷ lệ bón vôi phù hợp nhất. Không sử dụng phân vo cơ có tính chua sinh lý. Chỉ nên lựa chọn phân chuồng, phân xanh bón cho đất.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp về cải tạo đất nhiễm chua từ A tới Z và những điều bạn cần biết. Hi vọng bạn có thể nắm được về loại đất này một cách chắc chắn và tìm ra biện pháp cải tạo, trồng cây phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm: Cải tạo đất phèn từ A tới Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *