Đặc thù của tưới mía:
– Diện tích trồng mía thường rất rộng, những hộ nhỏ thì 1-2 mẫu, hộ lớn 3-5 mẫu, có dự án tưới lên tới vài chục, vài trăm mẫu (héc ta).
– Là cây có giá trị kinh tế không cao nên phải đảm bảo chi phí đầu tư thấp
– Thường trồng ở những vùng đất bạc màu, không được thiên nhiên ưu ái về chất đất, địa hình, nguồn nước
Các phương án áp dụng cho tưới mía.
1. Tưới bằng béc tưới phun mưa.
Vì đặc tính diện tích rộng, mật độ cây trồng dày nên phương án phổ biến nhất là phương án tưới phun mưa sử dụng béc tưới bán kính lớn.
Hệ thống gồm bơm áp lực cao, hệ thống đường ống dẫn nước PVC, đường ống dẫn nước bằng dây mềm (sử dụng tưới di chuyển), cọc dựng béc, béc tưới.
Ưu điểm:
– Khoảng các lắp đặt béc tưới xa nên tiết kiệm chi phí đường ống.
– Có thể lắp béc tưới cố định hoặc tưới di chuyển nhằm tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.
– Cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho cây mía, làm mát tiểu vùng khí hậu.
– Mang đầy đủ lợi ích của phương pháp tưới phun mưa.
Hạn chế:
– Cần phải cung cấp đủ nước và áp suất nước, trong khi đó một số vùng các xa nguồn nước thiếu nước trầm trọng, đất dốc… nên khó áp dụng.
– Nếu lắp hệ thống tưới cố định, chi phí rất cao không khả thi
– Nếu tưới di chuyển, bà con sẽ khá vất vả.
2. Tưới bằng ống tưới phun mưa
Ống tưới phun mưa hiện được sử dụng khá phổ biến trên các cánh đồng mía.
Ống phun mưa sử dụng cho tưới mía thường có đường kính 42mm hoặc 34mm. Trên ống có sẵn lỗ phun mưa. Khi máy bơm cung cấp nước tưới với áp suất thông thường ~ 1 bar, nước sẽ theo các lỗ chọc sẵn tưới đều sang hai bên với đường kính tưới trung bình khoảng 6m.
Ưu điểm: Dây tưới phun mưa phù hợp với hầu hết bà con nông dân bởi chi phí đầu tư thấp, dễ sử dụng, dễ dàng thu cuốn và di chuyển.
Nhược điểm: Ống thường có độ dày 0.2mm nên dễ nổ vỡ ống, độ bền thường không được cao.
Lưu ý: Bà con lưu ý đến áp lực của hệ thống tưới, nên sử dụng van xả nước, van điều áp và đồng hồ đo áp suất để đảm bảo hệ thống hoạt động trong khoảng áp suất an toàn (thường là dưới 1.0bar)
Một số hình ảnh dây tưới phun mưa trên cánh đồng: