Cây ban công - sân thượng, Chia sẻ kinh nghiệm

Giàn leo làm vườn từ A tới Z – Tạo điểm nhấn rực rỡ cho sân nhà

Giàn leo làm vườn từ A tới Z – Tạo điểm nhấn rực rỡ cho sân nhà

Các loại cây thân leo luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho ngôi nhà cao tầng, nhà có mái tôn, nhà có hướng Tây đón nắng chiếu vào… Lúc này cây leo sẽ có vai trò tạo bóng mát cho những ngày hè nắng nóng. Không chỉ vậy, cây leo còn tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc ai nhìn vào cũng trầm trồ. Xu hướng làm giàn leo trong thiết kế cảnh quan luôn nhận được sự quan tâm từ các tín đồ yêu cây xanh. Nếu bạn đang sở hữu một khu vườn đơn sơ, muốn tô điểm cho chúng thêm đẹp và đa sắc thì không nên bỏ qua giàn leo làm vườn. Vậy giàn leo là gì? Cách thiết kế giàn leo trong sân vườn như thế nào?

Giàn leo làm vườn là gì?

Giàn leo làm vườn từ A tới Z – Tạo điểm nhấn rực rỡ cho sân nhà 1Giàn leo là khái niệm không còn xa lạ đối với nhà vườn đặc biệt với những người hay trồng các loại cây thân leo như bầu, bí, dưa chuột… Các loại cây ăn quả được trồng trên giàn leo sẽ giúp cây phát triển tốt, nhanh ra quả. Và đối với một số loại hoa cũng vậy, các loại hoa thân leo nếu được làm giàn leo sẽ phát triển rất nhanh, sai hoa và tạo vẻ đẹp cho khu vườn nhà bạn. Giàn leo có vai trò để định hướng, nâng đỡ cho các loại cây thân mềm, thân leo để cây sinh trưởng tốt hơn.

Vật liệu làm giàn leo rất phong phú như tre, nứa, khung gỗ, dây nilon, dây nhựa… Khi trồng các loại cây thân leo thì chúng ta cần chủ động làm giàn leo sớm để định hướng cho cây tốt hơn, không mọc chỉa lung tung gây mất thẩm mỹ. Có 2 kiểu giàn leo cơ bản đó là sử dụng vật liệu cứng như tre, gỗ và sử dụng lưới giàn leo. Lưới làn gieo ngày càng được sử dụng nhiều và thay thế vật liệu khác vì chúng tiện lợi, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian thi công.

Lợi ích khi sử dụng giàn leo làm vườn

Giàn leo làm vườn từ A tới Z – Tạo điểm nhấn rực rỡ cho sân nhà 3Lợi ích đầu tiên có thể kể đến là giàn leo tạo môi trường phù hợp cho các loại cây thân mềm, thân leo phát triển. Các loại cây này cần một nơi để leo bám tốt hơn, khi ấy chúng ta cần chuẩn bị giàn leo cho chúng phát triển. Nếu không có giàn leo, cây sẽ khó định hình vì thân mềm không thẳng lên được và mọc lung tung gây mất thẩm mỹ. Trồng các loại cây ăn quả thì khi không có giàn leo sẽ không nâng đỡ được trái.

Bên cạnh đó giàn leo làm vườn còn giúp tạo bóng mát, tăng độ thẩm mỹ cho khu vườn. Nhờ giàn leo ta có thể dễ đang xây dựng mảng xanh cho gia đình, vừa đẹp vừa mát mẻ. Trồng các loại hoa thân leo như hoa tường vi, hoa sử quân tử khi nở rộ sẽ bao trùm cả một khu vườn.

Giàn leo có thể dễ đang bố trí ở nhiều nơi như trong sân vườn, tường nhà. Đối với giàn leo tường, sẽ tránh được những người dán quảng cáo hay vẽ bậy lên tường. Đồng thời còn giúp giảm tiếng ồn, tạp thanh ở bên ngoài.

Các loại giàn leo thông dụng

  • Giàn leo làm từ các loại dây: Đây là phương pháp làm giàn tiết kiệm và dễ nhất. Bạn có thể tận dụng các loại dây có sẵn tại nhà như dây điện, dây thép… để làm giàn. Nên sử dụng các loại dây chắc chắn, chịu được nắng mưa. Để làm giàn leo bằng dây thì cần có dụng cụ hỗ trợ là cọc để cố định giàn. Người ta thường làm giàn theo hình chữ A hoặc giàn đứng sau đó cố định lưới bằng dây thép.
  • Giàn leo làm từ gỗ, tre, nứa: Nếu trồng hoa thân leo thì sử dụng giàn gỗ, tre sẽ thẩm mỹ hơn nhưng không được bền, khả năng chống chịu thời thiết không cao. Bạn có thể làm giàn hình chữ A, giàn hình vuông… tuỳ sở thích.
  • Vòm cổng làm giàn leo: Nếu bạn muốn thiết kế cho cổng nhà mình thêm độc đáo và rực rỡ thì nên lựa chọn cổng vòm trồng cây leo. Cổng vòm phù hợp để trồng các loại hoa, giúp tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
  • Giàn leo làm bằng thép bọc nhựa: Vật liệu này có kích cỡ đa dạng, tái sử dụng được nhiều lần nên rất kinh tế đối với các gia đình. Giàn có lõi thép, bọc ở ngoài là lớp nhựa có những điểm sần giúp dây leo bám tốt hơn.

Cách làm giàn leo đơn giản cho nhà vườn

Có nhiều ý tưởng để làm giàn leo với những vật liệu khác nhau. Tuy nhiên sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm giàn leo đơn giản và cơ bản nhất cho những người mới tập trồng cây thân leo. Các loại giàn leo cơ bản gồm có giàn chữ A và giàn đứng.

Cách làm giàn leo chữ A

Giàn leo làm vườn từ A tới Z – Tạo điểm nhấn rực rỡ cho sân nhà 2

  • Bước 1: Cắm cọc tre cố định xuống đất theo hình chữ A
  • Bước 2: Sử dụng dây kẽm hoặc lưới giàn leo khung chữ A đã làm sẵn, kéo căng và trải lưới giàn đều rồi lấy dây buộc vào khung sườn để cố định

Cách làm giàn đứng

  • Bước 1: Sử dụng cọc cắm xuống đất theo 2 hình chữ II, khoảng cách giữa mỗi cọc khoảng 2 đến 3 m và cắm song song với nhau
  • Bước 2: Quấn dây vào nóc trên của cọc và phía dưới chân cọc để tạo khung sườn cho giàn cây leo
  • Bước 3: Giăng lưới lên khung chữ II đã cắm cọc, buộc các góc lưới vào dây bên trên (đã thực hiện ở bước 2) và phía dưới cột của khung sườn
  • Bước 4: Cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết phía trên, khoảng cách giữa các mối cọc là 50cm
  • Bước 5: Kéo căng lưới làm giàn

Lời kết

Giàn leo làm vườn là sự lựa chọn tốt nhất khi bắt đầu trồng cây, hoa thân leo. Đây là dụng cụ hỗ trợ tốt nhất để chăm sóc cây nhanh lớn ngoài bàn tay của chúng ta. Cách làm giàn leo cũng rất dễ, mọi người có thể tự thiết kế tại nhà mà chẳng cần thuê người thi công. Chúc mọi người thành công nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *