Các loại cây trồng, Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất

Những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất

Đất nhiễm mặn là tình trạng đất canh tác thường gặp trong nông nghiệp trồng trọt. Mỗi năm, hàng ngàn bà con phải đối diện với vấn đề này, đau đáu tìm biện pháp khắc phục sao cho an toàn, hiệu quả nhất. Đây là thực trạng phổ biến và để lại nhiều khó khăn cho công tác trồng, chăm bón cây. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng và năng suất nông sản. Song, với nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp thì đây quả thực là một vấn đề to lớn. Và một trong những giải pháp đơn giản được bà con chọn đó là canh tác cây phù hợp. Vậy bài viết này, Bancongxanh.com sẽ tổng hợp những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé.

Những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất

Đâu là những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất? Đây là một câu hỏi, cũng là một chủ đề được nhiều bà con nông dân, nhà vườn quan tâm. Để trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, ta nên bắt đầu từ đặc tính độ pH của đất trồng.

Thực tế qua đo đạc cho thấy, độ pH của đất nhiễm mặn là khá cao. Nó nằm trong khoảng mức từ 7 – 8.5. Do vậy mà cây trồng trên đất nhiễm mặn rất khó để có thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất nuôi cây như bình thường. Điều này khiến cho cây trồng rơi vào tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, thiết yếu. Một số đặc điểm mà cây trồng thường gặp phải như là: Cây bị xỉn màu, cành hay lá bị vàng, tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm,…

Với những đặc điểm đó cho thấy, rất ít cây trồng có thể thích nghi tốt trên đất nhiễm mặn. Chỉ khi sở hữu những đặc điểm đặc trưng phù hợp thì cây mới thực sự có thể sống, phát triển trên đất này. Tùy vào mức độ mặn của đất mà nhà vườn chọn ra những loại cây trồng thích hợp, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ngay sau đây.

Đất nhiễm mặn ít

Những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất 1Những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn ít như là đậu phộng, ngô, lúa, tỏi,…

Đặc biệt, ngành trồng lúa trên đất nhiễm mặn được đánh giá rất cao về hiệu quả kinh tế cũng như năng suất lương thực. Bà con cũng có thể áp dụng thêm biện pháp luân canh nếu muốn. Bởi đất nhiễm mặn được đánh giá là rất phù hợp với mô hình nuôi trồng thủy hải sản. Đây là một trong top những ngành nghề tạo ra nguồn thu nhập cao. Hơn nữa hiện nay lại đang có tốc độ phát triển mạnh. Vì vậy nên tiếp tục phát huy, kết hợp luân canh giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản nhé.

Đất nhiễm mặn trung bình

Với đất nhiễm mặn ở mức trung bình, bà con có thể tiến hành canh tác đậu đũa, bí xanh, quýt, cam, bưởi hay xoài,…

Đất nhiễm mặn

Đây là mức phổ biến và thường thấy nhất. Vậy, có thể trồng các loại cây ăn trái như mít, xoài, ổi, nho,.. Hoặc cây rau củ như là củ cải đường,…

Đất nhiễm mặn nặng

Đất nhiễm mặn nặng sẽ phù hợp hơn với các cây trồng như là vẹt, sú, đước hoặc cói,…

Song, khi kiểm tra chính xác mức độ nhiễm mặn của đất trồng, nhà vườn cần kiểm soát cũng như điều chỉnh sao cho phù hợp với cây trồng đang canh tác. Từ đó mới đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất về chất lượng, sản lượng và năng suất nông sản.

Giúp bạn so sánh đất phèn và đất nhiễm mặn đúng chuẩn

Những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất 2Nhiều bà con thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm đất nhiễm phèn và đất nhiễm mặn. Xét tổng quan, hai loại đất này có những đặc tính chung, tương đồng. Song cũng có những điểm khác biệt nhau rõ rệt. Về điểm chung, đất nhiễm phèn và đất mặn đều là đất trồng có thành phần cơ giới nặng. Độ phì nhiêu bên trong đất trồng là rất thấp. Điều này có nghĩa là đất trồng canh tác nghèo nàn về dưỡng chất nuôi cây.

Ngoài ra, hệ thống vi sinh vật có lợi trong đất trồng không có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng, phát triển. Vì thế hoạt động của chúng là rất yếu. Khi gặp phải tình trạng khô hạn thì bề mặt đất nhiễm mặn hay đất phèn đều trở nên nứt nẻ và rất cứng. Do vậy bà con nông dân rất khó để tiến hành canh tác.

Xét về điểm khác nhau, đối với đất nhiễm mặn thì đây là đất trồng chứa nhiều muối dạng hòa tan. Tiêu biểu phải kể đến như là Na2SO4 hay NaCl. Những chất muối này tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cây trồng hút nước, hút dinh dưỡng. Đất có các phản ứng trung tính, phản ứng kiềm rất yếu. Tỷ lệ sét cao, đạt mức trung bình từ 50 – 60%.

Riêng với đất nhiễm phèn, trước tiên đây là kiểu đất rất chua. Bên trong thành phần của đất có chứa rất nhiều những chất hóa học độc hại. Phải kể đến đó là Al3+, Fe3+, CH4 hay H2S,….

Phần kết

Như vậy là Bancongxanh.com đã chia sẻ đến bạn những loại cây trồng trên đất nhiễm mặn tốt nhất. Ngoài ra đã đề xuất thêm một số phương pháp canh tác hiệu quả cho bà con. Đặc biệt, với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, chúng ta đã so sánh một cách chi tiết về sự giống và khác nhau giữa đất phèn và đất nhiễm mặn. Hi vọng mọi người sẽ có được cái nhìn khách quan, tổng thể nhất.

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết này.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn là gì?

7 cách cải tạo đất đơn giản ai cũng có thể làm được

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *